Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 đạt 553,9 nghìn tấn, trị giá 638,55 triệu USD, tăng 22,9% về lượng và 45,3% trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực của nhiều nhóm hàng từ Việt Nam, trong đó phải kể đến chất dẻo và nguyên liệu, chiếm 37,23% tổng lượng xuất khẩu đạt 206,24 nghìn tấn, trị giá 207,81 triệu USD, giảm 34,79% về lượng và giảm 14,06% về trị giá – đây cũng là thị trường có tốc độ giảm nhiều nhất. Giá xuất bình quân 1007,60 USD/tấn, tăng 31,79% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 6/2019, cũng đã xuất sang Trung Quốc 24,74 nghìn tấn chất dẻo nguyên liệu, đạt trị giá 24,94 triệu USD, giảm 26,97% về lượng và giảm 20,29% trị giá so với tháng 5/2019, nếu so với tháng 6/2019 cũng giảm 54,48% về lượng và giảm 47,26% trị giá.
Đứng thứ hai là thị trường Indonesia đạt 69,41 nghìn tấn, trị giá 84,37 triệu USD, tăng gấp 2,8 lần về lượng (tức tăng 180,31%) và gấp 2,3 lần trị giá (tức tăng 126,02%), giá xuất bình quân 1215,53 USD/tấn, giảm 19,37%.
Kế đến là thị trường Nhật Bản, đạt 36,3 nghìn tấn, trị giá 42,63 triệu USD, tăng gấp 2,6 lần về lượng (tức tăng 157,43%) và gấp 2,4 lần về trị giá (tức tăng 139,03%) so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang các thị trường hầu hết đều tăng trưởng về lượng, số này chiếm 72,27% trong đó phải kể đến hai thị trường Italy và Bờ Biển Ngà với mức tăng đột biến. Cụ thể, xuất sang thị trường Italy tuy chỉ đạt 10,1 nghìn tấn, trị giá 11,51 triệu USD, nhưng so với 6 tháng đầu năm 2018 tăng gấp 360,71 lần (tức tăng 35971,43%) về lượng và gấp 171,84 lần trị giá (tức tăng 17084,09%); xuất sang thị trường Bờ Biển Ngà tăng gấp 17,14 lần (tức tăng 1614,29%) về lượng và gấp 14,3 lần trị giá (tức tăng 1330,24%) đạt 360 tấn, trị giá 326,4 nghìn USD.
Bên cạnh đó, xuất khẩu sang những thị trường khác cũng có tốc độ tăng mạnh như: Malasyia tăng gấp 4,4 lần về lượng (tức tăng 335,49%) và gấp 3 lần về trị giá (tức tăng 199,36%) đạt 16,7 nghìn tấn, trị giá 20,52 triệu USD; Bangladesh tăng gấp 2,1 lần về lượng (tức tăng 106,33%) và tăng 81,61% trị giá đạt 9,71 nghìn tấn, trị giá 11,86 triệu USD.
Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu so với 6 tháng đầu năm 2018 thì 6 tháng đầu năm nay có thêm các thị trường như Peru, Sri Lanka và Bồ Đào Nha với lượng xuất đạt lần lượt 1,12 nghìn tấn; 2,62 nghìn tấn và 2,16 nghìn tấn, với giá xuất bình quân tương ứng 1048,35 USD/tấn; 1206,89 USD/tấn và 1103,66 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2019

Thị trường

6 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

206.249

207.817.095

-34,79

-14,06

Indonesia

69.410

84.370.034

180,31

126,02

Nhật Bản

36.300

42.638.600

157,43

139,03

Thái Lan

20.255

30.956.209

84,4

58,87

Ấn Độ

19.660

22.616.987

1,44

-2,9

Malaysia

16.723

20.520.047

335,49

199,36

Italy

10.100

11.514.712

35.971,43

17.084,09

Bangladesh

9.716

11.867.153

106,33

81,61

Philippines

8.717

10.857.561

55,97

34,34

Campuchia

6.881

9.486.240

92,31

77,17

Hàn Quốc

5.076

8.913.205

-13,44

-19,25

Đài Loan

4.716

8.198.564

48,63

25,28

Myanmar

3.687

4.656.657

31,58

37,28

Australia

1.546

2.276.720

-17,15

-12,79

Singapore

860

1.479.146

-13,83

-12,24

Canada

824

1.149.708

-13,9

-37,25

Nam Phi

780

929.676

30,43

106,42

Nigeria

761

1.036.484

 

 

Thổ Nhĩ Kỳ

478

653.348

86,72

47,91

Hồng Kông (TQ)

429

905.776

-51,31

-43,4

Bờ Biển Ngà

360

326.453

1.614,29

1.330,24

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Nguồn: VITIC

Nguồn: Vinanet