Trong các năm qua, Ấn Độ luôn nằm trong nhóm 20/200 quốc gia có mức xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất với Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2017, Ấn Độ là quốc gia xếp thứ 12 trong hơn 200 đối tác thương mại của Việt Nam trên thế giới. Xét riêng trong châu Á, quốc gia này là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Ấn Độ trong 7 tháng năm 2019 đạt 4,07 tỷ USD, tăng 3,75% so với mức 3,92 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Thương mại giữa Việt nam và Ấn Độ vẫn tiếp tục giữ nhịp tăng trưởng tốt.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng năm 2019 có giá trị xuất khẩu cao. Đứng đầu thị phần là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm 21,07% đạt 857,98 triệu USD, tăng 82,76% so với cùng kỳ năm ngoái. Kế tiếp là nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 16,14% thị phần đạt 657,22 triệu USD, tăng 73,16% so với cùng kỳ 2018. Nhóm hóa chất tăng 41,05% đạt 238,65 triệu USD; Kim loại thường khác và sản phẩm tăng 0,95% đạt 356,31 triệu USD; Sản phẩm từ sắt thép đạt 124,52 triệu USD, tăng 4,24% so với 7 tháng năm 2018.
Đáng chú ý là mặt hàng chè chiếm thị phần thấp nhất chỉ với 0,02% đạt 903,335 triệu USD nhưng lại tăng mạnh tới 108,82% về trị giá và tăng 40,46% về lượng so với trị giá và sản lượng xuất trong 7 tháng năm 2018.
Ngược lại, một số nhóm hàng xuất khẩu trong 7 tháng năm 2019 đạt giá trị cao nhưng lại sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái như nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 492,12 triệu USD, giảm 60,22% so với cùng kỳ năm 2018.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ 7 Tháng/2019

Mặt hàng

7 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

4.071.163.715

 

3,75

Hàng thủy sản

 

 

15.655.762

 

 

-4,95

Hạt điều

1.778

9.578.686

-41,57

-57,17

Cà phê

23.923

35.276.921

-33,45

-42,58

Chè

611

903.335

40,46

108,82

Hạt tiêu

15.445

37.767.293

18,56

-12,51

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

739.942

 

78,43

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

41.817.752

 

-13,85

Than các loại

8.371

1.594.024

-90,00

-86,62

Hóa chất

 

238.657.230

 

41,05

Sản phẩm hóa chất

 

46.104.814

 

23,78

Chất dẻo nguyên liệu

22.299

26.239.333

9,22

5,86

Sản phẩm từ chất dẻo

 

42.554.914

 

94,05

Cao su

66.479

95.383.341

76,44

65,47

Sản phẩm từ cao su

 

5.919.695

 

7,51

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

7.029.545

 

147,64

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

20.889.519

 

-34,55

Xơ, sợi dệt các loại

23.435

78.766.732

12,91

-1,17

Hàng dệt, may

 

52.051.338

 

60,61

Giày dép các loại

 

81.421.321

 

42,07

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

49.471.007

 

16,31

Sản phẩm gốm, sứ

 

1.700.030

 

3,66

Sắt thép các loại

60.340

48.195.057

-22,14

-29,06

Sản phẩm từ sắt thép

 

124.522.664

 

4,24

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

356.313.936

 

0,95

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

657.223.278

 

73,16

Điện thoại các loại và linh kiện

 

857.983.753

 

82,76

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

492.124.033

 

-60,22

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

60.629.534

 

-55,52

Hàng hóa khác

 

584.648.926

 

 

 

                                      (*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Trong phát triển thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ mới chú trọng chủ yếu là và phát triển mạnh các hoạt động kinh tế còn các hoạt động khác có liên quan đến phát triển bền vững về mặt xã hội, như đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao cho người lao động (trong cam kết giữa hai quốc gia) chưa thực sự được chú trọng và phát triển đúng mức, khiến cho tính kết nối, thúc đẩy phát triển thương mại bền vững chưa ngang tầm với tư cách là một đối tác chiến lược thực thụ.
Việt Nam đang tiến hành đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với tái cơ cấu kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc thúc đẩy phát triển thương mại bền vững với các nước nói chung, với Ấn Độ nói riêng là một tất yếu khách quan. Trong thời gian tới, để phát triển thương mại bền vững giữa Việt Nam và Ấn Độ, cần chú trọng đổi mới và hoàn thiện các chính sách sau đây:
Một là, tiếp tục đổi mới tư duy hoạch định chính sách phát triển thương mại gắn với các mục tiêu phát triển bền vững trong điều kiện mới. Chủ động hội nhập quốc tế và sự phát triển nhảy vọt của khoa học - công nghệ, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới cuộc cách mạng 5.0 nhằm định hướng phát triển thương mại bền vững giữa Việt Nam và Ấn Độ trong các thập kỷ tới đây.
- Hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng đồng bộ, toàn diện, hiện đại, chủ động hội nhập quốc tế, dựa trên nền tảng của những cam kết song phương với Ấn Độ và phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương từ các FTA truyền thống - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ…, đặc biệt là các cam kết trong các FTA thế hệ mới - EVFTA, NAFTA, FTA ASEAN+1, AUSFTA,…
- Đổi mới, hoàn thiện chính sách thương mại nói chung, chính sách thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ nói riêng trên cơ sở tôn trọng lợi ích của hai nước; đảm bảo vừa thực hiện tốt các cam kết song phương vừa phù hợp với cam kết đa phương, gắn kết với nội, ngoại khối và có chất lượng cao; ứng phó kịp thời, hiệu quả với những biến động rất khó lường của thương mại toàn cầu, trong điều kiện các quốc gia đều đặt lợi ích của mình là trên hết.
- Chính sách thương mại phải là bệ đỡ cho phát triển mối quan hệ thương mại bền vững, thúc đẩy hiệu quả hoạt động xuất khẩu - nhập khẩu giữa Việt Nam - Ấn Độ. Trong đó, đổi mới chính sách thương mại song hành với đổi mới chính sách tài chính, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá, chính sách thuế,… đảm bảo cho các chính sách này tác động thuận chiều, tạo lực đẩy cho phát triển thương mại bền vững.
Hai là, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người giữa hai quốc gia. Thông qua đó mỗi bên sẽ nâng cao hơn tầm hiểu biết lẫn nhau. Các doanh nhân hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh có thể tìm hiểu các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam và Ấn Độ có thể hợp tác, cùng nhau phát triển hướng tới phát triển thương mại bền vững cả về kinh tế - xã hội, môi trường,… Trong đó, cần đẩy mạnh hợp tác phát triển công nghệ thông tin; phát triển du lịch; phát triển các dịch vụ tư vấn về thuế, quản lý, bảo hiểm; logistics, vật liệu xây dựng; các hoạt động thăm dò, khai thác năng lượng dầu khí; phát triển nông nghiệp công nghệ cao; giáo dục - đào tạo; hợp tác sản xuất - kinh doanh dược phẩm, chăm sóc y tế cho nhân dân…
Ba là, thúc đẩy phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi giao thương giữa Việt Nam - Ấn Độ; Ấn Độ với các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV). Thông qua phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, hạ tầng thương mại biên giới được cải thiện sẽ khắc phục được tình trạng gia tăng chi phí vận chuyển hàng hoá giữa các quốc gia CLMV - trở ngại trong phát triển thương mại bền vững.