Theo số liệu thống kê từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam trong tháng 6/2019 ảm đạm, giảm 5,6% so với tháng 5/2019. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2019, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này chỉ đạt 506,04 triệu USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Việt Nam xuất khẩu giấy và sản phẩm chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, tỷ trọng xuất sang thị trường này chiếm tỷ trọng 30,1%, sang các nước EU chỉ chiếm 1,14%.
Trong top 10 thị trường xuất khẩu chủ lực giấy và sản phẩm từ giấy thì Mỹ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất 19,87%, đạt 100,59 triệu USD, tăng 56,18% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 6/2019 cũng đã xuất sang thị trường này 15,94 triệu USD giấy và sản phẩm, giảm 40,51% so với tháng 5/2019, nhưng tăng 88,08% so với tháng 6/2018.
Với vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam, Trung Quốc đại lục chỉ đứng thứ hai sau Mỹ, đạt 78,68 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tốc độ xuất sang thị trường này sụt giảm 39,71%. Tính riêng tháng 6/2019, cũng đã xuất sang Trung Quốc đại lục 8,89 triệu USD, giảm 57,38% so với tháng 5/2019 và giảm 78,6% so với tháng 6/2018.
Kế đến là các thị trường Đài Loan (TQ), Campuchia với kim ngạch đạt lần lượt 49,02 triệu USD; 45,16 triệu USD, tăng tương ứng 8,58% và 46,35% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay xuất khẩu giấy và sản phẩm sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, số thị trường này chiếm 52,94%, đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Anh và Đức tăng mạnh, theo đó xuất sang Anh tăng gấp hơn 3,7 lần (tương ứng 272,78%) tuy chỉ đạt 2,32 triệu USD, riêng tháng 6/2019 xuất khẩu sang Anh kim ngạch giảm 24% so với tháng 5/2019 nhưng tăng gấp 2,7 lần (tương ứng 168,79%) so với tháng 6/2018 với trị giá 548,1 nghìn USD; xuất sang Đức tăng gấp 3,1 lần (tương ứng 210,04%) đạt 2,03 triệu USD, tháng 6/2019 cũng đã xuất sang Đức 420,9 nghìn USD, giảm 16,3% so với tháng 5/2019 nhưng tăng gấp 2,7 lần (tương ứng 172,21%) so với tháng 6/2018.
Ở chiều ngược lại, Philippines lại giảm mạnh nhập giấy và sản phẩm giấy từ Việt Nam, giảm 52,93% tương ứng với 7,13 tiệu USD, tính riêng tháng 6/2019 Philippine tăng nhập từ Việt Nam 20,44% so với tháng 5/2019 đạt 1,48 triệu USD, nhưng giảm 8,43% so với tháng 6/2018.
Thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy 6 tháng đầu năm 2019

Thị trường

Tháng 6/2019 (USD)

+/- so với tháng 5/2019 (%)*

6 tháng năm 2019 (USD)

+/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)*

Mỹ

15.945.609

-40,51

100.596.808

56,18

Trung Quốc

8.895.914

-57,38

79.684.733

-39,71

Đài Loan

8.387.762

-5,56

49.027.746

8,58

Campuchia

8.405.250

3,4

45.168.058

46,35

Nhật Bản

5.853.656

-6,08

34.818.798

-16,97

Indonesia

6.131.768

68,39

31.343.503

52,47

Thái Lan

3.728.226

-4,05

25.136.818

61,35

Malaysia

4.194.079

25,07

21.354.041

-12,18

Singapore

2.289.097

-48,41

19.612.664

1,81

Australia

3.398.780

2,06

18.245.997

29,96

Hàn Quốc

2.235.897

26,89

11.676.440

10,4

Philippines

1.483.113

20,44

7.137.526

-52,93

Hồng Kông (TQ)

840.853

-31,17

5.409.798

43,21

Anh

548.187

-24

3.324.066

272,78

Lào

540.602

-22,59

2.679.609

26,28

Đức

420.934

-16,3

2.451.922

202,81

UAE

138.254

-68,9

2.019.500

-2,97

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Việc chính phủ Indonesia nới lỏng chính sách mới đối với nhập khẩu RCP và kế hoạch thực hiện từ 1/6/2019 là thông tin thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này, khi Indonesia là thị trường đứng thứ 6 về kim xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019, chiếm 6,1% tỷ trọng.
Trước đó, Chính quyền Indonesia quy định sẽ thực hiện kiểm tra trước khi giao hàng, mở tối thiểu hai kiện cho mỗi container để kiểm tra tình trạng của RCP, đảm bảo RCP nhập khẩu phải sạch sẽ, khô ráo và đồng nhất. Quy định đó đã ngay lập tức gây ra ảnh hưởng đến các nhà sản xuất phải nhập khẩu RCP, nhu cầu trong nước giảm xuống, các nhà cung cấp ngừng bán RCP cho Indonesia.
Nhưng dường như chính phủ Indonesia đã lùi lại việc áp đặt giới hạn tạp chất ô nhiễm 0,5% được đề xuất trước đây cho RCP nhập khẩu. Thay vào đó, chính phủ cho biết hướng tới áp dụng các tiêu chuẩn của ISRI Mỹ (Institute of Scraping Recycling Industries) năm 2018 – Guidelines for Paper Stock: PS-2018. Trong đó PS-2018 của Mỹ cho phép giới hạn chất gây ô nhiễm cao hơn 0,5% trong hầu hết các trường hợp (1-2% đối với tạp chất cấm (prohibitive materials) và 3-4% cho các tạp chất cho phép khác (Outthrows)). Chính quyền Indonesia cũng đã giải thích rõ thuật ngữ “sự đồng nhất- homogenous” làm tham chiếu cho các tiêu chuẩn này, theo Hiệp hội giấy Việt Nam FastMarkets RISI/6.2019
Không chỉ thị trường Indoensia, mà xuất khẩu giấy của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cũng có nhiều cơ hội, khi mà Chính phủ Trung Quốc ban hành đợt giấy phép nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) lần thứ 8 cho năm 2019, với số lượng 5.940 tấn.
Lần cấp phép này, Chính phủ Trung Quốc chỉ trao cho hai công ty nhỏ. Tương tự như các đợt cấp phép từ thứ năm đến thứ bảy, khối lượng nhập khẩu cho đợt cấp phép mới giảm khoảng 37,5% so với hạn ngạch dự kiến đầu năm 2019. Laizhou Rutong Specialty Paper được cấp 5.250 tấn, Guangdong Tonli Customization được cấp phép nhập 690 tấn. Tổng khối lượng cấp phép sau tám đợt năm 2019 là 8.238.995 tấn, so với cùng thời gian này năm 2018, Chính phủ Trung Quốc đã cấp tổng cộng 13 đợt giấy phép với tổng khối lượng là 10.844.135 tấn. Trong năm 2018, Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu tổng cộng 18,2 triệu tấn RCP. Dự báo tổng hạn ngạch nhập khẩu RCP năm 2019 của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 11-12 triệu tấn, Hiệp hội giấy Việt Nam, Fastmarkets RISI.

Nguồn: VITIC Tổng hợp

Nguồn: Vinanet