Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Australia rất nhiều chủng loại hàng hóa từ máy móc, thiết bị, hàng công nghiệp, nông lâm thủy sản; trong đó nhiều nhất là nhóm hàng điện thoại và linh kiện chiếm 22,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, đạt 510,47 triệu USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2018; tiếp sau đó là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12,1%, đạt 275,3 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Nhóm hàng giày dép đứng vị trí thứ 3 chiếm 8%, đạt 180,93 triệu USD, tăng 16%; nhóm hàng dệt, may chiếm 7,1%, đạt 162,3 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Australia trong 8 tháng đầu năm nay đa số tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng mạnh nhất 92%, đạt 72,53 triệu USD; gạo cũng tăng mạnh 75,2%, đạt 7,91 triệu USD; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 30,3%, đạt 12,51 triệu USD.
Tuy nhiên, một số nhóm hàng xuất khẩu lại sụt giảm mạnh như: Dầu thô giảm mạnh nhất 83,3% so với cùng kỳ, đạt 52,05 triệu USD; túi xách, ví,vali, mũ và ô dù giảm 42,3%, đạt 22,5 triệu USD; hạt tiêu giảm 34,2%, đạt 4,35 triệu USD; dây điện và dây cáp điện giảm 38,6%, đạt 6,84 triệu USD.
Nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Australia nói riêng và hàng nông sản nói chung, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia mới đây đã công bố các điều kiện nhập khẩu nhãn tươi của Việt Nam, hứa hẹn mở ra một thị trường tiềm năng mới cho mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam. Nếu đưa thành công trái nhãn tươi vào Australia, thương hiệu nhãn nói riêng và trái cây Việt Nam nói chung sẽ được nâng tầm về uy tín, chất lượng, góp phần hỗ trợ công tác xúc tiến tại các thị trường quốc tế khác.
Australia là thị trường rất khắt khe trong việc nhập khẩu trái cây. Tính tới thời điểm hiện nay, mới chỉ có ba loại hoa quả của Việt Nam có mặt tại đây là vải, xoài và thanh long. Để đạt điều kiện tham gia vào thị trường Australia, một trong những vựa nông sản hàng đầu thế giới, đòi hỏi trái cây Việt Nam phải đảm bảo về chất lượng và tiêu chuẩn kiểm dịch, giá cả tốt, lượng tiêu thụ tương đối.
Theo Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, chiến tranh thương mại leo thang đã ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Australia, khiến đồng đôla Australia (AUD) giảm giá, tạo ra thách thức đối với tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường lớn nhất khu vực Thái Bình Dương này. Vì vậy, trong thời gian tới, ngoài việc tập trung giúp quảng bá thương hiệu Nhãn Việt Nam, Cơ quan Thương vụ cũng sẽ thực hiện các chương trình nâng cao giá trị thương hiệu khác cho các sản phẩm của Việt Nam như cà phê, tôm, cá basa, yến sào, hàng may mặc, vật liệu xây dựng thân thiện môi trường…
Hiện Thương vụ Việt Nam tại Australia đã xây dựng các kế hoạch hành động mới nhằm hỗ trợ thiết thực nhất cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm: quảng bá nền tảng quốc gia được nuôi dưỡng từ thiên nhiên, thành lập Tổng đài chăm sóc người tiêu dùng sản phẩm Việt Nam tại Australia, số hóa công tác giao thương và tận dụng các hiệp định thương mại tự do, xây dựng mạng lưới thúc đẩy giá trị Việt Nam (thiên nhiên, con người, văn hóa, sản phẩm), thành lập “Câu lạc bộ Việt Nam” trở thành địa chỉ cho các doanh nghiêp Australia quan tâm đến tìm hiểu và hỏi thông tin...
Tập đoàn SunRice Australia, doanh nghiệp tiêu thụ 5% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, đã công bố hoàn tất kế hoạch hỗ trợ Việt Nam theo Chương trình sản xuất lúa gạo bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo theo đuổi cam kết tăng cường và sử dụng nguồn cung ứng cả gạo Japonica và Indica từ Việt Nam trong hơn 10 năm tới.

Xuất khẩu sang Australia 8 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 8/2019

+/- so với tháng 7/2019 (%)

8 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng kim ngạch XK

361.752.179

21,94

2.270.481.511

-15,52

Điện thoại các loại và linh kiện

91.246.971

226,65

510.474.721

-9,13

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

40.482.998

33,04

275.301.605

10,27

Giày dép các loại

30.435.300

39,19

180.927.637

15,98

Hàng dệt, may

21.248.492

-2,96

162.295.202

17,07

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

21.547.354

-12,49

153.004.724

-34,55

Hàng hóa khác

20.803.180

10,52

148.853.921

 

Hàng thủy sản

21.792.843

34,26

132.152.997

8,37

Gỗ và sản phẩm gỗ

14.928.077

21,69

94.681.361

-21,98

Hạt điều

10.857.773

12,29

74.743.595

4,1

Phương tiện vận tải và phụ tùng

3.881.002

2,44

72.534.093

91,96

Sản phẩm từ sắt thép

12.902.268

-13,21

67.637.752

9,92

Dầu thô

17.588.695

-60,56

52.045.354

-83,26

Sản phẩm từ chất dẻo

5.937.571

19,97

36.790.960

-5,25

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

6.376.788

61,84

28.290.726

-12,06

Hàng rau quả

3.956.265

2,51

26.884.553

15,98

Kim loại thường khác và sản phẩm

4.582.590

7,27

26.687.598

4,11

Giấy và các sản phẩm từ giấy

4.195.196

17,77

25.988.823

26,22

Cà phê

3.255.975

-0,31

24.843.300

-17,01

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

4.256.424

21,78

23.629.756

15,92

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

2.476.888

-38,51

22.499.512

-42,28

Sắt thép các loại

1.241.822

-45,53

19.865.780

-24,4

Sản phẩm hóa chất

2.694.502

1,28

17.664.555

-2,3

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

2.514.908

-11,42

16.011.641

7,68

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

2.017.524

9,43

12.513.902

30,34

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

2.125.584

14,44

10.749.691

12,79

Sản phẩm gốm, sứ

1.535.192

13,51

9.321.608

-1,02

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

548.243

-51,89

8.428.593

1,21

Gạo

1.700.849

-2,19

7.911.117

75,24

Dây điện và dây cáp điện

952.413

13,54

6.838.377

-38,55

Sản phẩm từ cao su

727.010

21,3

5.856.052

-32,88

Chất dẻo nguyên liệu

1.783.587

349,1

4.457.454

25,18

Hạt tiêu

512.012

59,82

4.350.176

-34,2

Clanhke và xi măng

107.948

9,41

4.008.071

14,59

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

537.936

57,28

2.236.305

-8,56

(*Tính toán theo số liệu của TCHQ)

Nguồn: VITIC

Nguồn: Vinanet