Nâng kim ngạch xuất khẩu sang Brazil 8 tháng năm 2019 lên 1,4 tỷ USD, tăng 3,88 so với cùng kỳ năm 2018.
Việt Nam xuất khẩu sang Brazil chủ yếu mặt hàng điện thoại và linh kiện, chiếm 38,687% tỷ trọng đạt 554,91 triệu USD, tăng 3,19% so với cùng kỳ 2018, riêng tháng 8/2019 kim ngạch đạt 99,57 triệu USD, tăng 45,76% so với tháng 7/2019 và tăng 25,38% so với tháng 8/2018.
Đứng thứ hai về kim ngạch là máy móc thiết bị đạt 137,97 triệu USD, tăng 14,94% so với 8 tháng năm 2018, riêng tháng 8/2019 đạt 15,09 triệu USD, tăng 26,94% so với tháng 7/2019 nhưng giảm 20,81% so với tháng 8/2018.
Kế đến là máy vi tính sản phẩm điện tử, giày dép, xơ sợi dệt, phương tiện vận tải phụ tùng….
Nhìn chung, tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2019 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng, số này chiếm 57,89% theo đó nhóm hàng sắt thép tăng vượt trội, cụ thể 8 tháng 2019 Việt Nam đã xuất sang Brazil 5,6 nghìn tấn, trị giá 5,1 triệu USD, tăng gấp 2,8 lần (tương ứng 176,92%) về lượng và gấp 2,7 lần (tương ứng 165,2%) trị giá so với cùng kỳ, giá xuất bình quân 907,49 USD/tấn, giảm 4,23%. Riêng tháng 8/2019 Việt Nam cũng đã xuất 55 tấn sắt thép sang Brazil, với kim ngạch 50,7 nghìn USD, giá xuất bình quân 1104,8 USD/tấn, tăng 27,91% về lượng và tăng 22,31% trị giá, nhưng giá bình quân giảm 4,38% so với tháng 7/2019.
Ngoài ra, kim loại thường và sản phẩm từ cao su xuất khẩu sang thị trường Brazil thời gian này cũng tăng mạnh, tăng lần lượt 39,05% và 37,76% tương ứng với 20,78 triệu USD; 10,99 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, Brazil giảm mạnh nhập khẩu nguyên phụ liệu, dệt may, da giày từ Việt Nam với kim ngạch 7,21 triệu USD, giảm 30,83% so với cùng kỳ năm 2018, riêng tháng 8/2019 kim ngạch tăng 59,62% so với tháng 7/2019 nhưng giảm 23,36% so với tháng 8/2018 đạt 900,02 nghìn USD.
Mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Brazil 8 tháng năm 2019

Mặt hàng

8 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

1.434.397.025

 

3,88

Điện thoại các loại và linh kiện

 

554.915.073

 

3,19

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

137.974.084

 

14,94

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

121.122.317

 

-24,74

Giày dép các loại

 

112.434.888

 

-2,47

Xơ, sợi dệt các loại

35.791

73.043.921

45,64

24,75

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

55.654.055

 

-2,47

Hàng dệt, may

 

39.505.246

 

9,82

Hàng thủy sản

 

37.772.647

 

-23,23

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

20.780.749

 

39,05

Sản phẩm từ cao su

 

10.991.835

 

37,76

Sản phẩm từ sắt thép

 

10.930.650

 

-26

Cao su

9.300

10.290.006

27,99

12,33

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

8.518.135

 

9,71

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

8.470.664

 

21,41

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

7.212.144

 

-30,83

Vải mành, vải kỹ thuật khác

 

6.442.878

 

14,44

Sắt thép các loại

5.627

5.106.452

176,92

165,2

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

745.655

 

-12,56

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 

163.490

 

-2,52

Hàng hóa khác

 

212.322.135

 

 

(*tính toán số liệu từ TCHQ)
Dự báo, trong năm 2019, cùng với chủ trương kích cầu nền kinh tế và những kết quả của cuộc họp cấp cao giữa hai nước diễn ra trong năm 2018, xuất nhập khẩu giữa hai nước tiếp tục trên đà tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa cũng cho thấy tính bổ sung cao của hai nền kinh tế, Brazil chủ yếu xuất khẩu các loại hàng hóa cơ bản (tỉ trọng chiếm khoảng 80% xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hàng hóa chế biến, chế tạo (chiếm khoảng 90%) nhập khẩu của Brazil từ Việt Nam trong năm 2018. Điều này cho thấy tiềm năng trao đổi thương mại giữa hai nước còn rất lớn vì mỗi nước đều có thế tận dụng tốt năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực có thế mạnh.

Nguồn: VITIC