Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Anh trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng 1,94% so với cùng kỳ 2018, đạt 2,78 tỷ USD, riêng tháng 6/2019 kim ngạch đạt 473,03 triệu USD, tăng 2,28% so với tháng 5/2019 nhưng giảm 5,81% so với tháng 6/2018.
So với cùng kỳ năm 2018, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhìn chung không tăng mà còn sụt giảm, cụ thể điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn 36% nhưng giảm 7,38% chỉ có trên 1 tỷ USD, riêng tháng 6/2019 đạt 161,49 triệu USD, tăng 18,57% so với tháng 5/2019 nhưng giảm 18,49% so với tháng 6/2018.
Đứng thứ hai là hàng dệt may, chiếm 12,89% đạt 359,41 triệu USD, tăng 3,36% so với cùng kỳ 2018, nếu tính riêng tháng 6.2019 đạt 75,58 triệu USD, tăng 19,87% so với tháng 5.2019 và tăng 0,76% so với tháng 6/2018.
Kế đến là mặt hàng giày dép các loại giảm 0,05% tương ứng với 324,6 triệu USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 12,48% đạt 160,42 triệu USD và hàng thủy sản giảm 2,42% tương ứng với 124,04 triệu USD…
Nhìn chung, 6 tháng dầu năm 2019 hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Anh phần lớn đều có kim ngạch tăng trưởng số nhóm hàng này chiếm 65,51%.
Đáng chú ý, nếu như 6 tháng đầu năm 2018 Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng dây điện và cáp điện, sắt thép, đá quý từ thị trường Anh, thì nay 6 tháng đầu năm 2019 cơ cấu nhóm hàng đã có sự thay đổi, thay vào đó là nhóm hàng giấy và sản phẩm; phương tiện vận tải và phụ tùng; sản phẩm mây tre cói; dây điện và cáp điện; sản phẩm từ sắt thép. Tất cả những mặt hàng này hầu hết đều tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2018, cụ thể giấy và sản phẩm từ giấy tăng tăng vượt trội gấp 3,7 lần (tương ứng 272,78%) tuy chỉ đạt 3,32 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng gấp 3,3 lần (tương ứng 228,27%) đạt 56,69 triệu USD; sản phẩm mây, tre cói và thảm tăng gấp 2,4 lần (tương ứng 142,65%) đạt 15,43 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép tăng gấp 2,2 lần (tương ứng 118,61%) đạt 51,62 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường Anh các mặt hàng như: sắt thép các loại giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 68,63% và giảm 70,67% tương ứng với 15,8 nghìn tấn, trị giá 11,81 triệu USD; đá quý kim loại quý và sản phẩm giảm 22,45% chỉ với 1,5 triệu USD.
Đáng chú ý, đối với nhóm hàng thủy sản, đặc biệt là mặt hàng tôm, sau khi có hiệu lực, EVFTA được coi là cơ hội để doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Theo cam kết trong hiệp định, thủy sản xuất sang EU sẽ được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên áp dụng hạn ngạch thuế quan là 11.500 tấn) với lộ trình dài nhất là 7 năm. Riêng mặt hàng tôm giảm mạnh từ năm đầu tiên, sau đó giảm dần về 0% trong những năm tiếp theo, theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP). Cụ thể, tôm sú đông lạnh được giảm thuế từ mức 20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm tôm khác được giảm theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm. Với những ưu đãi thuế quan và môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế hơn so với nhiều quốc gia cùng xuất khẩu tôm khác như Ấn Độ, Thái Lan. EVFTA sẽ góp phần giúp xuất khẩu tôm của Việt Nam vào EU tăng thêm 4 - 6% trong năm nay, theo dự báo của VASEP.
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 243,4 triệu USD, giảm 26,3% so với cùng kỳ năm 2018. Anh, Đức, Hà Lan là 3 thị trường nhập khẩu chính, trong đó xuất khẩu sang Anh có dấu hiệu tích cực trong tháng 5 khi tăng 11,6% và đạt hơn 18 triệu USD.
Có thể nói, Anh là một thị trường đáng lưu tâm của doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam trong khối EU vì doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này được hưởng ưu đãi về thuế GSP giống như quy định chung trong xuất khẩu sang EU. Anh là thị trường có mức sống cao nên người tiêu dùng nước này không chỉ lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao, tiện lợi mà còn chú ý đến tiêu chí bền vững của sản phẩm. Do vậy, Vasep khuyến nghị, các doanh nghiệp nên lưu ý tiêu chí này để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Anh nửa đầu năm 2018

Mặt hàng

6 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

2.788.268.228

 

1,94

Điện thoại các loại và linh kiện

 

1.005.463.554

 

-7,38

Hàng dệt, may

 

359.416.496

 

3,36

Giày dép các loại

 

324.600.758

 

-0,05

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

160.423.104

 

12,48

Hàng thủy sản

 

124.043.826

 

-2,42

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

118.798.880

 

4,86

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

110.280.328

 

26,4

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

56.695.519

 

228,27

Hạt điều

7.846

55.753.938

10,1

-16,25

Sản phẩm từ chất dẻo

 

53.971.956

 

4,48

Sản phẩm từ sắt thép

 

51.629.661

 

118,61

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

46.857.466

 

11,19

Cà phê

28.051

44.223.331

4,2

-11,05

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

33.718.696

 

-6,2

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

21.651.414

 

24,74

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

15.431.684

 

142,65

Sản phẩm gốm, sứ

 

14.264.972

 

26,4

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

11.974.689

 

39,21

Sắt thép các loại

15.876

11.812.286

-68,63

-70,67

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

10.518.922

 

28,84

Sản phẩm từ cao su

 

9.451.490

 

20,61

Xơ, sợi dệt các loại

8.465

8.881.548

48,09

39,45

Dây điện và dây cáp điện

 

8.721.943

 

131,62

Hạt tiêu

2.441

8.210.773

14,92

-14,66

Hàng rau quả

 

3.956.259

 

45,41

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

3.324.066

 

272,78

Cao su

1.376

1.666.408

16,31

-5,51

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

1.502.473

 

-22,45

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
 Nguồn: VITIC

Nguồn: Vinanet