45 năm qua, quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển, nhất là từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (năm 2009) và nâng tầm lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2014.
Hiện nay, Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Mỹ và Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) của Việt Nam.
Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Nhật Bản chiếm 7,9% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới; trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Sang năm 2019, cụ thể là 9 tháng đầu năm 2019 thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 29,16 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 14,9 tỷ USD, tăng 9,14% và nhập khẩu 14,18 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật Bản 799,38 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, cơ cấu hàng hóa xuất sang Nhật Bản 9 tháng đầu năm 2019 bao gồm hàng dệt may, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị…. trong đó nhóm hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn 19,42% đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,13% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2019 đạt 359,58 triệu USD, giảm 10,64% so với tháng 8/2019 nhưng tăng 10,75% so với tháng 9/2018.
Đứng thứ hai là phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,9 tỷ USD, tăng 7,82% so với cùng kỳ. Kế đến là các mặt hàng máy móc thiết bị, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm ….
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm nay hàng hóa của Việt Nam xuất sang Nhật Bản hầu hết đều tăng trưởng số này chiếm 75%, trong đó Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu sắt thép và chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam. Cụ thể, nhóm hàng sắt thép tăng vượt trội, tăng gấp 3,3 lần về lượng (tức tăng 234,57%) và gấp 2,3 lần về trị giá (tức tăng 127,93%) so với cùng kỳ, nhưng giá xuất bình quân chỉ có 559,17 USD/tấn, giảm 31,87%; riêng tháng 9/2019 đã xuất 8,3 nghìn tấn sắt thép sang Nhật Bản, trị giá 5,6 triệu USD, giá bình quân 672,05 USD/tấn, tăng gấp 2,3 lần về lượng (tức tăng 230,35%) và tăng gấp 2,1 lần về trị giá (tức tăng 111,59%) so với tháng 8/2019 và tăng 35,92% về lượng và 13,74% trị giá, giá bình quân giảm 16,32% so với tháng 9/2018.
Xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu có tốc độ tăng mạnh đứng thứ hai sau nhóm hàng sắt thép, tuy chỉ đạt 63,9 triệu USD với 56,3 nghìn tấn, nhưng tăng gấp 2,1 lần về lượng (tức tăng 210,79%) và gấp 2,6 lần về trị giá (tức tăng 163,21%) so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên giá xuất bình quân chỉ đạt 1.133,69 USD/tấn, giảm 15,31%. Riêng tháng 9/2019, Việt Nam đã xuất sang Nhật Bản 5,9 nghìn tấn chất dẻo nguyên liệu, thu về 6,15 triệu USD, giảm 13,54% về lượng và giàm 2,38% trị giá, giá xuất bình quân giảm 2,38 so với tháng 8/2019 tương ứng với 1037,23 USD/tấn; nếu so với tháng 9/2018 thì tăng gấp gần 4 lần (tức tăng 295,01%) về lượng và tăng gấp 2,6 lần (tức tăng 159,23%) về trị giá, giá bình quân giảm 34,37%.
Ngoài ra, nhóm hàng dầu thô cũng có tốc độ tăng mạnh, tăng 81,99% về lượng và tăng 65,82% trị giá, giá bình quân giảm 8,89% so với cùng kỳ năm 2018, tương ứng với 483,51 nghìn tấn, trị giá 250,98 triệu USD, giá xuất bình quân 519,08 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, Nhật Bản giảm mạnh nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, giảm 69,21% về lượng và giảm 69,77% trị giá, giá xuất bình quân cũng giảm 1,83% chỉ với 6,2 nghìn tấn, trị giá 1,52 triệu USD, giá bình quân 243,41 USD/tấn.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 9 tháng năm 2019

 

Nhóm/mặt hàng

9 tháng năm 2019

 

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

14.983.298.275

 

9,14

Hàng dệt, may

 

2.910.464.601

 

4,13

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

1.934.018.175

 

7,82

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

1.414.082.535

 

5,17

Hàng thủy sản

 

1.066.094.027

 

7,28

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

971.375.783

 

17,46

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

753.581.344

 

28,42

Giày dép các loại

 

727.247.720

 

14,75

Điện thoại các loại và linh kiện

 

559.385.568

 

1,21

Sản phẩm từ chất dẻo

 

542.539.856

 

11,89

Sản phẩm từ sắt thép

 

352.136.746

 

13,4

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

302.306.461

 

9,96

Hóa chất

 

284.423.523

 

6,88

Dầu thô

483.512

250.981.593

81,99

65,82

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

230.094.006

 

3,67

Dây điện và dây cáp điện

 

224.373.728

 

-10,83

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

187.020.402

 

9,31

Cà phê

73.074

124.788.003

-11,16

-23,71

Sản phẩm hóa chất

 

119.298.606

 

50,1

Sản phẩm từ cao su

 

105.937.154

 

9,42

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

101.045.191

 

16,51

Sắt thép các loại

178.250

99.672.224

234,57

127,93

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

93.118.401

 

1,31

Hàng rau quả

 

89.660.865

 

9,66

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 

71.818.209

 

4,06

Chất dẻo nguyên liệu

56.378

63.915.013

210,79

163,21

Xơ, sợi dệt các loại

20.586

61.506.178

30,41

7,09

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

55.600.090

 

-12,78

Sản phẩm gốm, sứ

 

55.517.310

 

-8,04

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

50.814.247

 

10,8

Than các loại

325.711

45.725.541

-53,46

-50,84

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

43.698.404

 

-3,27

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

35.160.929

 

10,45

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

26.984.172

 

22,94

Vải mành, vải kỹ thuật khác

 

26.468.185

 

6,44

Hạt điều

2.726

20.026.966

7,15

-17,29

Quặng và khoáng sản khác

38.406

13.352.625

24,2

43,75

Cao su

8.118

12.889.934

-6,35

-7,68

Hạt tiêu

2.399

5.456.686

5,78

-50,42

Phân bón các loại

9.807

4.202.158

20,35

48,09

Sắn và các sản phẩm từ sắn

6.256

1.522.799

-69,21

-69,77

 (*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Dẫn nguồn tin từ TTXVN, Nhật Bản là nước có thế mạnh cung cấp những mặt hàng quan trọng gồm: máy móc thiết bị có chất lượng và công nghệ cao và là thị trường xuất khẩu của những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, qua đó giúp nâng cao năng lực sản xuất của các ngành sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, phía Nhật Bản đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với hàng nhập khẩu. Do vậy, để các mặt hàng Việt Nam vào thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp cần lưu ý tới những rào cản kỹ thuật như việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục, hình thức xuất khẩu....
Với hàng nông sản nhập khẩu, Nhật Bản không chỉ đơn thuần tiến hành kiểm tra, xét nghiệm tồn dư về thuốc bảo vệ thực vật hoặc dư lượng kháng sinh mà phía bạn còn phải nắm bắt được việc trồng trọt, nuôi trồng theo kỹ thuật nào, bón những loại phân gì, xử lý sâu bệnh ra sao… hay nói khác đi sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc thì mới đạt yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Ngoài ra, hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản rất phức tạp với nhiều cấp khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này phải có quan hệ tốt với các nhà nhập khẩu trung gian thông qua các Hiệp hội ngành hàng.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cho các công ty thương mại và các nhà bán buôn Nhật Bản, chưa tiếp cận được với các kênh khác như hệ thống bán lẻ (siêu thị), các nhà chế biến...
Hầu hết các doanh nghiệp giao dịch đều qua hệ thống Ngân hàng, nhưng vẫn còn một số bất cập như thủ tục thanh toán phức tạp, tỷ giá biến động, chậm trễ trong việc chuyển tiền… và chưa có sự liên kết hiệu quả giữa các ngân hàng Việt Nam và Nhật Bản trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thanh toán và chuyển tiền đầu tư.
Với mặt hàng dệt may, xuất khẩu sang Nhật Bản đều phải áp dụng quy tắc xuất xứ (trong CPTPP là quy tắc xuất xứ từ sợi), trong khi đó nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may của Việt Nam được nhập khẩu 80% từ nước ngoài. Đây là khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản.
Nhật Bản nổi tiếng thế giới về các hàng rào kỹ thuật cao đối với hầu hết các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Với sản phẩm gỗ, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng là Tiêu chuẩn JAS và Tiêu chuẩn JIS về dư lượng formaldehyde có trong sản phẩm. Các tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng với các sản phẩm gỗ dán, ván dăm bào, ván xây dựng, ván phủ mặt, ván sàn, mặt cầu thang… Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phải có giấy chứng nhận riêng phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam cần phải đạt được chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council) – chứng chỉ toàn cầu kiểm định chuỗi sản phẩm gỗ từ nguyên liệu đến thành phẩm cũng như phải cung cấp thông tin về các chất liệu hóa chất xử lý gỗ để tăng độ tin cậy và yên tâm đối với khách hàng khi sử dụng. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp gỗ thường gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận và xây dựng kênh phân phối vững chắc tại thị trường Nhật Bản.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp và các ngành hàng cần nghiên cứu, khảo sát cụ thể nhu cầu của thị trường, xây dựng chiến lược marketing phù hợp.
Các sản phẩm có mẫu mã, màu sắc, bao bì sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, tích cực tham gia các hội thảo, giao thương chương trình xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu hàng hóa cũng như thế mạnh của doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường kinh doanh...

Nguồn: VITIC