Trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chủ đạo đa số bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang Mỹ - thị trường tiêu thụ thủy sản hàng đầu của Việt Nam giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 955,1 triệu USD, chiếm 17,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước; xuất khẩu sang thị trường EU cũng giảm 12%; đạt 846,81 triệu USD, chiếm 15,4%; xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 6,3%, đạt 504,91 triệu USD, chiếm 9,2%; xuất khẩu thủy sản sang Khu vực Đông Nam Á giảm 0,7%, đạt 430,17 triệu USD, chiếm 7,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản vẫn tăng nhưng mức độ tăng không lớn, chỉ 8,5%, đạt 942,68 triệu USD, chiếm 17,1%; xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng 12,8%, đạt 720,09 triệu USD, chiếm 13,1%.
Nhìn chung xuất khẩu thủy sản sang đa số các thị trường trong 8 tháng đầu năm nay sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường sau: Saudi Arabia sụt giảm rất mạnh 98,8% so với cùng kỳ, chỉ đạt 0,17 triệu USD; bên cạnh đó một số thị trường cũng giảm mạnh như: Pakistan giảm 69,1%, đạt 4,49 triệu USD; Séc giảm 36,6%, đạt 2,65 triệu USD; Israel giảm 32,1%, đạt 46,45 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn tăng mạnh ở một số thị trường như: Campuchia tăng 54,2%, đạt 26 triệu USD; Ukraine tăng 40,3%, đạt 15,41 triệu USD; Iraq tăng 39,3%, đạt 9,29 triệu USD.
Trong khi xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chủ chốt đang bị sụt giảm, thì xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt; Trung Quốc luôn là thị trường quan trọng đối với nông thủy sản của Việt Nam. Với những lợi thế về địa lý, đa dạng sản phẩm của ta, cũng như cơ hội từ ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường khi Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (có hiệu lực từ năm 2010) thì xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới còn nhiều tiềm năng, dư địa tăng trưởng để phục vụ nhu cầu tiêu thụ rất lớn của thị trường này.
Trung Quốc hiện là đối tác lớn cả về kinh tế, thương mại, đầu tư của Việt Nam, tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu nông thủy sản của nước ta sang Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều vấn đề, cần định hướng, tìm cách giải quyết để bảo đảm có sự hài hòa trong quan hệ song phương, còn nhiều khó khăn, thách thức do tập quán kinh doanh của ta còn dựa trên những yếu tố chưa chuyên nghiệp. Hiện nay chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào thương mại qua biên giới (tiểu ngạch), dựa vào các điểm cửa khẩu thông quan chứ chưa đưa hàng hóa vào sâu nội địa, do đó, nông thủy sản chưa đáp ứng được hàng rào kỹ thuật, chưa tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ bền vững. Phía Trung Quốc có nhu cầu lớn với các mặt hàng chủ lực nông thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là trong giao thương chính ngạch.

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2019

 ĐVT: Triệu USD

Thị trường

Tháng 8/2019

+/- so với tháng 7/2019 (%)*

8 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)*

Tổng kim ngạch XK

813,38

2,57

5.497,03

-1,76

Mỹ

152,52

-0,07

955,1

-2,83

Nhật Bản

132,12

1,09

942,68

8,48

EU

123,51

-2,13

846,81

-11,99

Trung Quốc

129,08

7,97

720,09

12,77

Hàn Quốc

64,12

-6,09

504,91

-6,31

Đông Nam Á

66,11

9,41

430,17

-0,68

Anh

31,1

2,41

185,51

-5,71

Thái Lan

29,29

10,25

183,32

-1,18

Hà Lan

22,15

5,94

149,26

-30,16

Canada

22,63

23,84

140,32

-4,26

Australia

21,79

34,26

132,15

8,37

Đức

19,3

5,11

128

-0,89

Hồng Kông (TQ)

12,98

-14,54

111,05

-11,45

Bỉ

11,79

-20,76

86,62

-16,29

Đài Loan (TQ)

10,82

-1,25

80,58

13,09

Mexico

8,65

16,58

78,79

10,35

Malaysia

8,47

-11,17

78,09

8,24

Italia

9,23

0,47

74,93

-9,42

Philippines

12,93

28,5

74,64

-6

Pháp

8,49

-9,94

67,7

-5,85

Nga

9,5

11,32

65,68

12,91

Singapore

8,79

11,11

64,71

-14,39

Tây Ban Nha

8,44

34,54

50,35

1,55

Israel

3,94

-12,9

46,45

-32,14

U.A.E

4,51

-6,08

39,55

-30,47

Brazil

4,72

50,51

37,77

-23,23

Bồ Đào Nha

4,68

-12,8

35,25

-17,82

Ai Cập

5,11

1,35

32,75

9,76

Colombia

4,61

-1,14

32,56

-18,28

Đan Mạch

4,73

-20,95

31,14

4,46

Campuchia

6,11

0,51

26

54,21

Ấn Độ

2,19

13,4

17,84

-10,09

Thụy Sỹ

0,83

-58,56

15,9

-30,15

Ba Lan

2,02

-6,42

15,78

3,96

Ukraine

2,26

-0,2

15,41

40,27

New Zealand

1,61

94,09

11,74

-3,15

Chile

1,58

18,04

11,08

 

Iraq

1,14

-35,04

9,29

39,25

Thụy Điển

0,64

-58,66

9,22

-22,88

Thổ Nhĩ Kỳ

1,19

55,83

7,23

11,85

Algeria

0,38

-43,93

6,39

 

Hy Lạp

0,51

-31,44

6,28

-0,58

Pê Ru

0,32

-38,25

5,85

 

Sri Lanka

0,85

-30,95

5,38

 

Na Uy

0,56

-13,51

4,9

 

Pakistan

0,51

-29,05

4,49

-69,14

Kuwait

0,52

97,21

4,39

-25,44

Romania

0,23

-67,11

4,1

-9,91

Panama

0,21

-27

3,76

 

Séc

0,18

-32,13

2,65

-36,55

Indonesia

0,36

188,25

2,06

-16,28

Brunây

0,16

13,79

1,34

19,89

Angola

 

-100

0,8

 

Senegal

0,03

-59,36

0,66

 

Saudi Arabia

 

 

0,17

-98,77

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: VITIC