Trong khuôn khổ của Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC sẽ diễn ra từ ngày 20-21/5, một số cuộc họp quan trọng về triển khai chính sách sẽ được tổ chức để quyết định các bước tiếp theo trong thương mại trong bối cảnh những hoài nghi về lợi ích của toàn cầu hoá ngày càng lớn và sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh sẽ chủ trì việc xây dựng các sáng kiến được đưa ra trong các cuộc trao đổi chuyên môn giữa các quan chức phụ trách về thương mại và các ngành khác để đối phó với những thách thức này và được các quan chức cấp cao của APEC đưa ra vào ngày 17-18/5. Công việc này sẽ được định hình bởi các dự đoán mới về thương mại và tăng trưởng ở khu vực APEC hiện chiếm một nửa thương mại toàn cầu, và sẽ được công bố vào ngày 17/5.

Các cuộc họp cấp Bộ trưởng của các nước thuộc Liên minh Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương dự kiến sẽ được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC tại Hà Nội.

Tiến sĩ Alan Bollard, Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC cho biết: "Động lực của hội nhập thị trường và thương mại đang được thử nghiệm theo những cách mà chúng ta không thấy kể từ khi các lực lượng này biến khu vực châu Á - Thái Bình Dương thành động lực của nền kinh tế thế giới.”

Tiến sĩ Bollard giải thích: "Áp lực bảo hộ đang đe dọa sự tăng giá đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng, giảm sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, và làm chậm tăng trưởng thương mại trong khu vực”. "Vì lẽ ấy, nó cũng thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ hơn trong hành động để giải quyết các mối quan ngại về cạnh tranh thị trường, sự xáo trộn của người lao động và sự bất bình đẳng gia tăng khi sự tích tụ của cải tăng lên trong các nền kinh tế".

Các Bộ trưởng và quan chức sẽ tập trung vào việc tạo ra thương mại tự do hơn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm đảm bảo lợi thế của toàn cầu hoá, đồng thời bảo vệ phúc lợi cho những người dân bị ảnh hưởng. Việc này bao gồm các nỗ lực hợp tác mới nhằm tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp có nhu cầu cao như đổi mới kỹ thuật số, dịch vụ môi trường và sản xuất thực phẩm, và đề cập đến những biện pháp hạn chế thương mại gây suy yếu tiềm năng phát triển và tạo việc làm.

Tăng cường thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ - khu vực tạo ra phần lớn việc làm nhưng một phần xuất khẩu không đáng kể trong khu vực, các nữ doanh nhân và khả năng sử dụng lao động sẽ là những điểm nhấn bổ sung. Đặc biệt, Đối thoại chính sách cao cấp về đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số diễn ra vào ngày 14-16/5 nhằm hỗ trợ giáo dục và đào tạo kỹ năng phù hợp với nhu cầu đang thay đổi của người sử dụng lao động.

Tiến sĩ Bollard nhận xét: "Đổi mới sẽ tiếp tục phá vỡ các mô hình và ngành kinh doanh truyền thống, làm cho các vấn đề nhân khẩu học và lao động trở nên phức tạp hơn và gây lo lắng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những lực lượng chuyển đổi này, nếu được khai thác có hiệu quả, cũng có thể thúc đẩy toàn cầu hoá".

Tiến sĩ Bollard kết luận: "Mở rộng phát triển ngành dịch vụ, sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ vào các thị trường quốc tế và lực lượng lao động được trang bị để nắm bắt các lợi thế là chìa khóa giúp thực hiện những gì chúng ta muốn đạt được trong khu vực – đó là thương mại hỗ trợ cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Thử thách đặt ra là làm sao tìm được một nền tảng chung để giải quyết các vấn đề phức tạp này và tiến lên theo những cách mà mọi người có thể sống cùng".

Nguồn: baocongthuong.com.vn