Không buông tay người lao động
Theo ông Lê Tiến Trường – Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), lao động là một trong hai tài sản lớn nhất mà ngành dệt may xác định cần bảo vệ bằng mọi biện pháp để có thể vượt qua thời kỳ dịch bệnh khó khăn.
 Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2017, Việt Nam có 3.518 doanh nghiệp dệt và 6.961 doanh nghiệp may. Lao động dệt may đạt hơn 1,7 triệu người, trong đó lao động ngành may gần 1,5 triệu người (cả trực tiếp và gián tiếp), chiếm khoảng 12% tổng số lao động của tất cả các ngành kinh tế, và khoảng 25% tổng số lao động của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo.
 Do dệt may là ngành thâm dụng lao động, kỹ năng giản đơn, thu nhập trung bình thấp nên lao động không có tích luỹ. Khi bị cho nghỉ chờ việc, dù được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng từ Chính phủ thì họ cũng sẽ phải tìm việc khác nhanh chóng để duy trì đời sống.
 “Dự báo, nếu đã cho ngừng việc, nghỉ việc thì khả năng mất trên 50% lao động là rất thực tế. Khi đó dù thị trường có sớm quay lại thì doanh nghiệp cũng không còn cơ hội sản xuất kinh doanh để bù lại các tổn thất từ dịch bệnh” ông Lê Tiến Trường nhìn nhận.

Tổng Giám đốc Vinatex Lê Tiến Trường đã đại diện ngành dệt may nêu nhiều ý kiến tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sáng nay (9/5)

 Tổng Giám đốc Vinatex Lê Tiến Trường đã đại diện ngành dệt may nêu nhiều ý kiến tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sáng nay (9/5)
 Tổng Giám đốc Vinatex Lê Tiến Trường đã đại diện ngành dệt may chia sẻ một số ý kiến tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sáng ngày 9/5
Do vậy, các doanh nghiệp gần như không chọn giải pháp cho ngừng việc hưởng hỗ trợ, mà chọn hướng đi mới để cùng người lao động bước tiếp, vượt qua dịch Covid-19.
 Theo đó, ngành dệt may đã chuyển hướng sản xuất mọi mặt hàng có thể làm được trên trang thiết bị công nghệ hiện có, dù rất khó khăn, phải nhiều sáng tạo, thu nhập doanh nghiệp rất thấp so với mặt hàng truyền thống.
 Doanh nghiệp ưu tiên đủ chi phí trả lương trên mức tối thiểu cho toàn bộ người lao động và chấp nhận có khấu hao không đầy đủ, thiếu nhiều chi phí quản lý chung.
 Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may cũng xây dựng kế hoạch sản xuất linh hoạt, làm 3 ca khi có nhu cầu, nghỉ bù khi thiếu đơn hàng. Tổ chức sản xuất 40 giờ/tuần thay vì 54 giờ/tuần như trước kia để đảm bảo 100% lao động có việc làm dù thu nhập có thấp đi.
 Cùng với đó, tuyên truyền vận động người lao động cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp thông qua công khai hóa doanh thu, chi phí khi làm các mặt hàng mới cũng như các chủ trương và hướng đi, giải pháp, sáng kiến mới của doanh nghiệp để tạo sự thấu hiểu và chia sẻ trong người lao động.
 Đặc biệt, thời gian qua, ngành dệt may trong nước đã thành công phối hợp với các Hiệp hội, các nhà sản xuất để vận động, thuyết phục những nhà mua hàng lớn trên thế giới có sự chia sẻ với doanh nghiệp sản xuất về vấn đề chi phí và lao động. Điều này mang lại kết quả bất ngờ khi phần lớn các hãng lớn như H&M, Zara,… đã chấp nhận chia sẻ chi phí, tối thiểu là chi phí lao động cho các đơn hàng đã sản xuất chưa xuất đi được.
 “Thực hiện các giải pháp này, Vinatex hết tháng 4 chưa cho công nhân nghỉ hưởng 1.8 triệu hỗ trợ. Mức độ thiếu việc dự báo tháng 4,5 là tương đương khoảng 40.000 - 45.000 lao động (30% lao động Vinatex) nhưng thực tế thiếu 22.000 - 24.000, bằng 50% dự báo”, ông Lê Tiến Trường chia sẻ.
 Trao đổi tại buổi làm việc trực tiếp với doanh nghiệp dệt may, da giầy ngay đầu tháng 3/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã bày tỏ sự đánh giá cao với những nỗ lực chủ động của các doanh nghiệp dệt may thời gian qua, đặc biệt khi doanh nghiệp không vì lý do dịch bệnh mà buông tay người lao động, vẫn duy trì sản xuất kinh doanh đều đặn song song với công tác phòng chống dịch.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp dệt may da giầy đầu tháng 3/2020 nhằm tìm hiểu thực tế hoạt động của doanh nghiệp giữa diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp dệt may da giầy đầu tháng 3/2020 nhằm tìm hiểu thực tế hoạt động của doanh nghiệp giữa diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
Đầu tháng 3/2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc trực tiếp để tìm hiểu thực tế hoạt động của doanh nghiệp dệt may, da giày giữa diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
Hỗ trợ ngành dệt may chính là thực hiện “nhiệm vụ kép”
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may nói riêng và một số ngành chế biến chế tạo thâm dụng lao động nhiều như da giầy, điện tử,… nói chung đồng nghĩa với việc thực hiện “nhiệm vụ kép” là góp phần thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế và duy trì công ăn việc làm, đời sống cho lượng lớn người lao động trong xã hội.
 Do vậy, trong tháng 3/2020, Bộ Công Thương đã đề xuất với Chính phủ nhiều giải pháp tài chính như cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2019, 2020, hoãn nộp thuế VAT đến hết Quý IV/2020; Gia hạn và miễn, giảm tiền thuê đất, phí hạ tầng khu công nghiệp, phí xử lý nước thải trong thời gian nhà máy dừng hoạt động do dịch bệnh.
 Cùng với đó, đề xuất Chính phủ chỉ đạo hệ thống ngân hàng có giải pháp hỗ trợ giảm tỷ lệ ký quỹ, giảm phí thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu để doanh nghiệp sớm tiếp cận vốn, phục hồi sản xuất; hỗ trợ kéo dài thời gian vay vốn lưu động lên 11 tháng, bao gồm cả phần đang vay do nguyên phụ liệu về chậm và khách hàng cũng chậm trả, giãn tiến độ giao hàng.
 Đồng thời, đề xuất cho phép miễn nộp phí công đoàn năm 2020 cho cả người sử dụng lao động và người lao động, áp dụng chung cho cả ngành dệt may và da giày.
 “Không chỉ dừng ở việc miễn, giảm hoặc giãn các khoản thuế, kể cả thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, chúng tôi còn cho rằng cần tiếp tục xem xét cắt giảm các loại lệ phí, mà đặc biệt là những khoản lệ phí liên quan đến vận tải, giao thông và các loại phí khác trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
 Đây chính là những sự hỗ trợ rất cần thiết của Nhà nước để cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục được hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đưa nền kinh tế trở lại hoạt động bình thường”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhiều lần nhấn mạnh trong các phỏng vấn của mình với báo chí.

Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giầy đang thực hiện "nhiệm vụ kép" về tăng trưởng kinh tế và đảm bảo đời sống người lao động

 Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giầy đang thực hiện "nhiệm vụ kép" về tăng trưởng kinh tế và đảm bảo đời sống người lao động
Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giầy đang thực hiện "nhiệm vụ kép" về tăng trưởng kinh tế và đảm bảo đời sống người lao động
Về phía mình, Bộ Công Thương cho biết cũng đang xem xét để phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước xây dựng, triển khai các biện pháp kích cầu cho một số ngành cụ thể có tác động lớn tới đời sống người dân cũng như sử dụng nhiều lao động sản xuấtnhư dệt may, da giày, thực phẩm chế biến,... nhằm vừa kích thích sản xuất, tiêu dùng trong nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và hỗ trợ cho người lao động.
 Đặc biệt, chuẩn bị các kịch bản và phương án để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sang thị trường EU ngay khi kết thúc dịch bệnh, có tính đến việc tận dụng Hiệp định EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu và khôi phục thị trường.
 Trong đó, đề xuất ban hành các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI vào sản xuất nguyên phụ liệu. Đặc biệt, phải có cơ chế thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tạo thành chuỗi liên kết khép kín, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Nguồn: Tapchicongthuong.vn