Buổi tọa đàm diễn ra trong bối cảnh tân tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP hồi tháng Một. Trước đó, ông Trump chỉ trích hiệp định TPP có thể "cướp" đi việc làm của người Mỹ.
 Hầu hết các quốc gia tham dự buổi tọa đàm là thành viên của hiệp định TPP. Đặc biệt, Trung Quốc cũng tham gia với tư cách quốc gia nằm ngoài TPP.
 Việc ông Trump ký quyết định rút khỏi TPP đã vô tình mở đường cho Trung Quốc từng bước thế chân Mỹ dẫn đầu thương mại thế giới. Điều này rất có thể xảy ra sau cuộc họp ở Viña del Mar, Chile.
 Từ trước đến nay, TPP vốn được xem là một phần trong chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền tổng thống Obama cũ đồng thời giảm sự ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong khu vực.
 Chuyên gia kinh tế đến từ công ty Capital Economics nhận định "Ngay lúc này, rõ ràng Trung Quốc đang nhận thức được tiềm năng cơ hội đang mở ra cho mình".
 
Các nhà đàm phán cấp cao từ nhiều quốc gia đều tham dự buổi tọa đàm, trừ Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. Thay vào đó, đại sứ Mỹ tại Chile là ông Carol Perez sẽ có mặt tại cuộc họp này.
 
Cuộc họp kéo dài hai ngày tại Chile càng củng cố hơn lòng tin của nhiều lãnh đạo cấp cao rằng một hiệp định mới mà không có sự tham gia của Mỹ sẽ được ký kết. Điều này đúng như những gì tổng thống Peru, ông Pedro Pablo Kuczynski phát biểu trước đó.
 
Trung Quốc đang cố thể hiện vai trò lãnh đạo, ít nhất là lời nói. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng lên tiếng bảo vệ thương mại toàn cầu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ vào giữa tháng Một.
"Chúng ta cần phải duy trì đầu tư và thương mại đầu tư. Chúng ta cần phải đẩy mạnh thương mại và tự do hóa đầu tư".
Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang trong tiến trình đàm phán hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định này bao gồm một số nước ký kết TPP tuy nhiên không có sự hiện diện của các nước Mỹ Latin.
Chính sách bảo vệ mậu dịch và những lời đe dọa thương mại khiến nhiều quốc gia xích lại gần nhau hơn.
Tại một cuộc họp khác cũng được tổ chức tại Chile hôm thứ Sáu tuần trước, các bộ trưởng tài chính đến từ Colombia, Peru và Chile bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Mexico khi quốc gia này đang phải đối mặt với đe dọa mức thuế cao mà ông Trump chuẩn bị áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico.
Hiện tại, Mexico đang đẩy mạnh đàm phán thương mại với Liên minh Châu Âu EU và tăng cường hợp tác với Brazil và Argentina.
Vẫn chưa có điều gì có thể khẳng định chắc chắn rằng TPP vẫn tồn tại nếu không có Mỹ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ cho rằng TPP sẽ vô nghĩa nếu như không có sự góp mặt của Mỹ. Cuộc họp kéo dài hai ngày ở Chile là cơ hội lớn để Hàn Quốc và Trung Quốc tăng cường sự ảnh hưởng của mình lên khu vực. 
Chuyên gia Joshua Meltzer tại Brookings Institution nhận định đây là cái giá mà Mỹ phải trả khi rút khỏi TPP.
Nguồn: Ndh.vn