Năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi lớn chưa đủ lớn khi vào CPTPP
Theo thegioitiepthi.vn, tham gia Hiệp định CPTPP, ngành chăn nuôi heo của Việt Nam được đánh giá là chưa đủ sức cạnh tranh. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có các yếu tố hệ thống chuồng trại, chi phí thức ăn chăn nuôi...
Ở Việt Nam có thói quen tiêu dùng thịt tươi mới giết mổ. Với thực tế này, chúng ta có thể sẽ ổn trong thời gian ngắn, nhưng lâu dài, có nguy cơ bị cạnh tranh cao khi người dân quen dần với đồ ăn lạnh. Đặc biệt khi những thành viên khác có thế mạnh chăn nuôi có thể sắp tới sẽ gia nhập CPTPP.
Theo nhận định giá thành chăn nuôi của Việt Nam chưa cạnh tranh. Điều này đến từ năng suất nguyên liệu đầu vào chủ yếu phải nhập khẩu, nguồn giống năng suất chưa cao, hệ thống quản lý trang trại chưa tối ưu... Cạnh đó, chất lượng sản phẩm chăn nuôi như: heo, bò, gà của Việt Nam có thể xuất khẩu qua các nước phát triển không cao. Ngoài ra, còn có yếu tố ngoại vi như thương hiệu chưa đủ lớn, nhân lực, trang trại nhỏ, manh mún...
Trước thách thức từ các thị trường này, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó sản xuất ra các mặt hàng nông sản phù hợp, đặc biệt phải bảo đảm các yếu tố: giá cả cạnh tranh, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản sạch, sản xuất hữu cơ.
Dệt may Việt Nam chủ động nguyên liệu thì mới hưởng lợi từ CPTPP
Theo thegioitiepthi.vn, các doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu và công nghệ để giảm phụ thuộc và hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do.
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành dệt may vì giúp thuế quan giảm, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. Song điều này chỉ đúng nếu các doanh nghiệp đáp ứng được quy tắc về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ… đặc biệt là xuất xứ nguyên liệu đầu vào.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong năm 2019, ngoài câu chuyện về ảnh hưởng từ các FTA, doanh nghiệp trong ngành dệt may cần theo sát diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc. Thách thức chính là khi Mỹ đánh thuế cao vào hàng sản xuất tại Trung Quốc, khả năng các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam để “lách luật” về nguồn gốc xuất xứ, tạo thêm sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Do đó, các doanh nghiệp phải chủ động lường trước khả năng xảy ra và xây dựng các kịch bản ứng phó.
Thực hư giá gà tăng cao bất ngờ nhờ Campuchia 'ăn hàng' mạnh
Theo thegioitiepthi.vn, Những ngày qua, giá gà khu vực Đông Nam Bộ tăng mạnh, đặc biệt là gà công nghiệp, giá đang tăng ở mức kỷ lục. Và rộ lên nguyên nhân, ngoài thị trường trong nước tiêu thụ mạnh dịp Tết, còn do xuất hiện nhân tố mới: Thị trường Campuchia "ăn hàng" mạnh. Giá gà tăng mạnh khiến nhiều hộ chăn nuôi ở Đồng Nai tăng đàn, tăng sản lượng nuôi gà công nghiệp.
Do giá tăng tốt nên tổng đàn gà của tỉnh Đồng Nai năm 2018 cũng tăng mạnh hơn 3 triệu con so với năm 2017, lên mức 22,2 triệu con. Năm nay gà công nghiệp thu hút các doanh nghiệp, trang trại lớn đầu tư nhiều vì có tiềm năng về thị trường xuất khẩu.
Thị trường Campuchia không phải là thị trường xuất khẩu tiềm năng vì dân số họ không đông, chỉ khoảng mười mấy triệu người. Hiện họ chỉ thiếu cục bộ, do mấy tháng Tết nhu cầu tăng, sau đó họ không thiếu nữa thì giá gà sẽ giảm.
Ngành thép đứng trước cơ hội từ đòn bẩy CPTPP
Theo vnexpress.net, Hiệp định đối tác toàn diện và phát triển xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được dự đoán tạo ra cú hích lớn với nhiều ngành, lĩnh vực. Tác động của CPTPP tới ngành thép lại đặt ra dấu hỏi lớn bởi song song với tiến trình mở cửa, ngành thép những năm qua liên tục đối mặt với các vụ kiện hay làn sóng bảo hộ thương mại tại nhiều quốc gia.
Thép cũng là ngành chịu áp lực về áp thuế và kiện tự vệ lớn nhất. Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2017, trong 124 vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thì có 30 vụ liên quan tới thép, chủ yếu tập trung vào điều tra chống bán phá giá.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước sức ép cạnh tranh của CPTPP?
Theo vnmedia.vn, Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương nhận định, để tận dụng tốt các cơ hội trong Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển.
Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương cho biết, để bảo đảm Hiệp định CPTPP nhanh chóng đi vào cuộc sống, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam, Chính phủ sẽ sớm ban hành Kế hoạch hành động để thực thi Hiệp định CPTPP, trong đó sẽ chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến về nội dung và tác động của Hiệp định tới công chúng.
CPTPP: Sản phẩm chế biến sẽ là thách thức của nông nghiệp Việt Nam
Theo thegioitiepthi.vn, Hiệp định CPTPP vừa chính thức được thực thi đối với Việt Nam, điều này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nhiều lĩnh vực, ngành hàng của Việt Nam; trong đó có nông nghiệp.
Ngành gỗ được cho sẽ có nhiều cơ hội hơn là thách thức từ CPTPP. Ngành gỗ Việt sẽ được hưởng lợi nhiều từ thuế quan. Với các nông sản khác, các nhóm mặt hàng nông sản chế biến Việt Nam sẽ phải đối mặt với khả năng cạnh tranh cao như rau quả chế biến, sản phẩm chăn nuôi chế biến, bơ sữa... Tuy nhiên Việt Nam cũng có lợi thế về sản xuất nông thủy sản nhiệt đới với lợi thế sản xuất có khả năng cạnh tranh cao, giá thành thấp, nguồn nguyên liệu dồi dào, năng suất cao, nguồn nhân lực rẻ hơn các thành viên khác…
Đặc biệt, chú trọng đến triển khai quyết liệt các giải pháp để tái cơ cấu ngành theo tiểu ngành, các vùng nhằm thức đẩy phát triển nông sản hàng hóa theo 3 trục sản phẩm: Trục sản phẩm chủ lực quốc gia; sản phẩm cấp tỉnh và trục sản phẩm cấp địa phương gắn với chỉ dãn dịa lý và theo chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Bắt 1.800 gói thuốc lá lậu tiêu thụ dịp Tết
Theo thegioitiepthi.vn, chiều 18/1, Cảnh sát giao thông cửa ô Hòa Phước, Công an huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, cho biết, vừa bắt giữ số lượng thuốc lá lậu lớn. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 3 thùng giấy có chứa gần 1.800 gói thuốc lá Jet.
Hiện toàn bộ số thuốc lá lậu đã được bàn giao cho Công an huyện Hòa Vang tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet