(VINANET)

Theo số liệu thống kê TCHQ, 2 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã chi 425,2 triệu USD, nhập khẩu mặt hàng hóa chất, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tính riêng tháng 2/2012, nhập khẩu mặt hàng này tăng 27,2% so với tháng đầu năm với 238,1 triệu USD.

Về thị trường nhập khẩu:Trung Quốc – tiếp tục là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam với 57,1 triệu USD trong tháng, tăng 25,8% so với tháng trước đó, nâng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chất 2 tháng đầu năm từ thị trường này lên 102,6 triệu USD, chiếm 24,1% tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng, tăng 36,41% so với 2 tháng năm 2011.

Thị trường nhập khẩu hóa chất đứng thứ hai sau Trung Quốc là Đài Loan với kim ngạch nhập trong tháng là 57,1 triệu USD, tăng 25,8% so với tháng 1, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 2 tháng đầu năm lên 64,6 triệu USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, nhập khẩu hóa chất từ các thị trường trong tháng 2 đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường so với tháng trước đó. Đáng chú ý thị trường Nam Phi, tuy trong tháng chỉ kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Nam Phi chỉ có 905,7 nghìn USD, tăng 1460,7% so với cùng tháng 1 – là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất trong số các thị trường. Đứng thứ hai về tăng trưởng kim ngạch là thị trường Italia, tăng 190,19%, với 861,9 nghìn USD.

Ngoài những thị trường tăng trưởng kim ngạch, còn có các thị trường giảm kim ngạch nhập khẩu so với tháng 1 như: Hàn Quốc giảm 14,39%; Indoensia giảm 57,65%; Ấn Độ giảm 25,17%...

Được biết, ngày 13/2/2102, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13/02/2012 quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất được sản xuất, nhập khẩu lưu thông tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm ghi nhãn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hóa chất phải được ghi bằng tiếng Việt. Hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn gốc chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ thể hiện những nội dung được quy định bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hóa chất trước khi đưa ra lưu thông. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hóa chất gồm: tên hóa chất; mã nhận dạng hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ; biện pháp phòng ngừa; định lượng; thành phần hoặc thành phần định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng (nếu có); thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối; xuất xứ hàng hóa và hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc được quy định nêu trên. Trường hợp phải ghi thêm nội dung bắt buộc mà nhãn gốc không có, tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi thêm.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải gửi Bản phân  loại và Phiếu ghi nhãn hoá chất cùng các tài liệu liên quan tới Cục Hóa chất trước 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. Các thông tin được coi là bí mật kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải thông báo với Cục Hoá chất trước khi đưa hoá chất vào sử dụng,  lưu thông trên thị trường và phải công khai với các cơ quan chức năng khác khi được yêu cầu.

Thông tư cũng hướng dẫn cách phân loại hóa chất theo hai cách là nguy hại vật chất và theo mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường như độc cấp tính, ăn mòn da, tổn thương mắt, tác nhân nhạy hô hấp hoặc da, khả năng gây đột biến tế bào mầm, khả năng gây ung thư, độc tính sinh sản, môi trường nước, tầng ozon.

Những hóa chất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này bao gồm: Hóa chất tạm nhập tái xuất hoặc tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hoá chất quá cảnh, chuyển cửa khẩu; hóa chất nhập khẩu phi mậu dịch, hóa chất đang trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở nghiên cứu và sản xuất; hóa chất sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp hoặc các trường hợp đặc biệt khác; Hóa chất là quà biếu, tặng; hành lý của người xuất cảnh; Hoá chất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công Nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/3/2012.

Thị trường nhập khẩu hóa chất tháng 2, 2 tháng năm 2012

ĐVT: USD

 

Thị trường

 

KNNK T2/2012

 

KNNK 2T/2012

 

KNNK T1/2012

% +/- KN T2/2012 so T1/2011

Tổng KN

238.160.023

425.225.647

187.173.563

27,24

Trung Quốc

57.162.987

102.671.180

45.441.264

25,80

Đài Loan

37.592.626

64.602.444

27.009.818

39,18

Thái Lan

36.633.153

57.489.605

20.856.452

75,64

Hàn quốc

17.608.294

38.175.678

20.567.385

-14,39

Malaixia

16.524.056

29.516.821

12.814.786

28,95

Nhật Bản

17.138.990

25.735.765

8.826.774

94,17

Xingapo

10.173.829

16.461.116

6.287.287

61,82

Indonesia

4.427.883

14.861.682

10.455.579

-57,65

Hoa Kỳ

8.446.155

14.661.576

6.228.189

35,61

Bỉ

5.832.177

10.314.569

4.482.393

30,11

Ấn Độ

4.318.116

10.060.616

5.770.499

-25,17

Hà Lan

984.467

6.365.220

5.380.753

-81,70

Brunay

3.230.576

5.620.651

2.390.075

35,17

Đức

2.197.404

3.438.580

1.259.948

74,40

Braxin

2.158.058

3.287.993

1.129.935

90,99

Pháp

1.394.703

2.997.060

1.608.589

-13,30

Nga

388.344

1.580.695

1.192.351

-67,43

Italia

861.938

1.158.960

297.023

190,19

Anh

463.731

1.124.865

661.134

-29,86

Arap Xêut

604.167

1.123.215

552.997

9,25

Tây Ban Nha

738.967

1.049.967

311.000

137,61

Oxtraylia

496.748

987.858

491.111

1,15

Nam Phi

905.753

963.788

58.035

1.460,70

Thụy Sỹ

418.625

581.333

162.709

157,28

 

 

Nguồn: Vinanet