Đề án trên thực hiện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với mục tiêu đến năm 2020 đáp ứng nhu cầu xử lý 70% nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị từ loại IV trở lên; thu gom, xử lý 95% chất thải rắn tại các đô thị, 75% chất thải rắn tại khu vực nông thôn; tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ ít nhất 85% chất thải rắn phát sinh; xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy 85% chất thải nguy hại phát sinh; xử lý được 50% tỷ lệ diện tích đất bị ô nhiễm.

Đến năm 2020 có các doanh nghiệp đủ năng lực để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, bức xúc của đất nước bao gồm: Xử lý chất thải rắn cho các vùng kinh tế trọng điểm; cải tạo, phục hồi môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, dioxin; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường.

Đến năm 2030, phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường ở trong nước; tiến tới mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ môi trường sang một số nước trong khu vực.

Nguồn: Báo Công thương điện tử

 

Nguồn: Báo Công thương