Rau quả tươi sống và khô

Mục 8e Luật Điều chỉnh Nông nghiệp năm 1937 đã được sửa đổi cấm nhập khẩu một số loại rau quả nếu chúng không đáp ứng các yêu cầu theo phẩm cấp tiêu thụ (marketing order) do Bộ Nông nghiệp đặt ra đang có hiệu lực đối với sản phẩm trong nước cùng loại về cấp, kích cỡ, chất lượng, hoặc độ chín. Danh mục các sản phẩm thuộc diện phải đáp ứng các yêu cầu phẩm cấp tiêu thụ này có thể thay đổi. Hiện nay, danh mục này bao gồm: quả avocados (tương tự như quả cóc), chà là (trừ chà là để chế biến), quả phỉ (filberts), bưởi, table grapes, quả kiwi, ô liu (khác với ô liu xanh kiểu Tây ban nha), hành, cam, mận, mận khô, khoai tây Ailen, cà chua, nho khô, và hạnh nhân.

Hạt và các sản phẩm hạt có chứa aflatoxin vượt quá mức choi phép do FDA quy định sẽ không được phép do FDA quy định sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mức cho phép tối đa hiện hành đối với hạt Brazil, thực phẩm, lạc và các sản phẩm lạc, và hạt Pistachio là 20 PPB (20 mg/kg).

Trang web: www.ams.usda.gov/ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cung cấp đầy đủ các thông tin về phẩm cấp tiêu thụ hàng rau quả tại Hoa Kỳ .

Rau quả chế biến

Quả và nước quả đóng hộp: quả và nước quả đóng hộp nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đáp ứng các tiêu chuẩn của FDA về phân biệt sản phẩm, chất lượng và độ đầy. Các tiêu chuẩn này được hướng dẫn chi tiết ở mục 21 CFR 145 và 146.

FDA có quy định cụ thể về tiêu chuẩn độ dầy đối với quả đóng hộp. Tiêu chuẩn độ dầy đối với đào, lê, mơ và chêri yêu cầu phải đóng với số lượng tối đa có thể nhưng không được quá chặt để sau khi đóng hộp và xử lý bằng nhiệt hoa quả trong hộp vẫn giữ nguyên được hình thù và không bị nát hoặc vỡ. Tiêu chuẩn độ đầy đối với hỗn hợp các loại quả, bưởi, và mận qui định cụ thể trọng lượng không nước tối thiểu đối với hoa quả trong hộp được thể hiện bằng tỷ lệ phần chứa nước của hộp. Ví dụ, yêu cầu trọng lượng không nước đối với hỗn hợp các loại quả là 65%; bưởi và mận nguyên quả là 50%; mận bổ đôi là 55%... Đối với các loại quả không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn độ đầy thì yêu cầu chung là hộp phải đầy. Nếu hộp được đóng với một cách cố ý để gian lận thì có thể bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Rau đóng hộp: FDA có những qui định cụ thể về tiêu chuẩn phân biệt sản phẩm, chất lượng, và độ dầy đối với nhiều loại rau đóng hộp. FDA thiết lập những qui cách tối thiểu đối với các loại rau đóng hộp về độ mềm, mầu sắc v.v... Hàng không đạt những tiêu chuẩn này vẫn có thể được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhưng với điều kiện vẫn tốt cho sức khoẻ và trên hộp phải có ghi chú đậm “Chất lượng không đạt tiêu chuẩn” và tiếp theo đó là dòng chữ “Thực phẩm tốt – không phải là chất lượng cao”, hoặc có ghi chú giải thích rõ hàng không đạt tiêu chuẩn ở điểm nào ví dụ như “quá vụn” chẳng hạn.

Rau đóng hộp phải đáp ứng tiêu chuẩn về độ dày do FDA qui định. Ví dụ, đối với cà chua và ngô đóng hộp cả cái và nước phải chiếm không dưới 90% tổng dung tích của hộp, hoặc trọng lượng không nước tối thiểu của cái cà chua là 50% dung lượng chứa nước của hộp. Đối với những loại rau không có tiêu chuẩn cụ thể về độ dày thì nguyên tắc chung là phải đóng đầy hộp.

Các sản phẩm cà chua: Các tiêu chuẩn để phân biệt các sản phẩm cà chua (cà chua hộp, nước cà chua, sáp cà chua, bột cà chua, và cát up) được FDA hướng dẫn chi tiết ở mục 21 CFR 155. Không được phép cho thêm mầu nhân tạo hoặc các chất bảo quản vào các sản phẩm cà chua. Nước cà chua (tomato juice) có thể không được phép cô đặc. Bột cà chua (tomato paste) không được chứa ít hơn 24% cái cà chua không muối. Các sản phẩm cà chua có chứa bẩn, ruồi, và sâu bị coi là sản phẩm kém chất lượng và sẽ không được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. FDA thường dùng phương pháp thử đếm nấm mốc Howard để xác định xem các sản phẩm cà chua có được chế biến theo đúng qui trình hay không. Các lô hàng có chứa tơ nấm mốc vượt quá mức cho phép không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Các hộp thực phẩm bị phồng cũng không được phép nhập khẩu.


Nguồn: Vinanet