Thế giới: 2.192.459 người mắc; 147.360 người tử vong, trong đó:

-Mỹ: 678.210 người mắc; 34.641 người tử vong.

-Italy: 168.941 người mắc; 22.170 người tử vong.

-Tây Ban Nha: 184.948 người mắc; 19.315 người tử vong.

-Pháp: 165.027 người mắc; 17.920 người tử vong.

-Việt Nam: 268 trường hợp mắc COVID -19. Trong đó, tổng cộng 198 người đã được chữa khỏi.

Mỹ: Là nước có số bệnh nhân và người tử vong cao nhất thế giới với 680.541 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và 34.723 ca tử vong. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump vẫn công bố kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ, theo đó việc mở cửa trở lại sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, với điều kiện tiên quyết là các bang cho thấy sự suy giảm dịch bệnh. Tổng thống Trump cũng lưu ý rằng không phải Nhà Trắng, mà chính thống đốc các bang sẽ đảm nhiệm tiến trình này.

Tây Ban Nha: Tiếp tục đứng thứ hai thế giới về số ca mắc COVID-19 với 184.948 ca trong khi ca tử vong là 19.315 người.

Nguồn: Baodauthau

Italy: Theo số liệu từ bộ Y tế nước này, Italy vẫn là nước có số ca tử vong lớn thứ hai thế giới với 22.170 ca , chỉ sau Mỹ và đứng thứ 3 thế giới về số ca nhiễm với 168.941 ca. Pháp: Tính đến 21h ngày 17/4 nước có 165.027 ca nhiễm  và 17.920 ca tử vong. Liên quan đến sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trên tàu sân bay Charles De Gaulle, 1.081 thủy thủ trên tàu  đã có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, 545 thủy thủ xuất hiện những triệu chứng của bệnh COVID-19 và 24 thủy thủ đã được nhập viện. Tàu sân bay này với thủy thủ đoàn gồm 2.300 thành viên đã phải tạm ngừng sứ mệnh ở Biển Bắc để trở về nước sau khi phát hiện hàng chục trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trên tàu.

Trung Quốc: Nước đứng thứ 7 trong danh sách các ổ dịch của thế giới, đã điều chỉnh số ca tử vong của nước này là 4.632 ca, tăng 1.290 ca so với con số 3.342 ca được công bố trước đây. Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tính đến hết ngày 16/4, nước này có 82.692 ca nhiễm COVID-19, tăng 325 ca so với con số 82.367 ca được công bố trước đó và đây là kết quả có được sau khi tiến hành "rà soát toàn diện" số liệu về dịch bệnh ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. 

Anh: Tại Anh, Bộ Y tế nước này cho biết, trong 24 giờ qua, số ca tử vong ở bệnh viện do mắc COVID-19 đã tăng 847 người lên thành 14.576 người. Ngoài ra, nước này ghi nhận 108.692 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 trong tổng số 341.551 người được xét nghiệm.

Pháp: Thượng viện Pháp cùng ngày dẫn nguồn tin của quân y nước này thông báo hơn 940 thủy thủ trên tàu sân bay Charles De Gaulle đã có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp kín với đại diện lực lượng quân y, Thượng viện Pháp cũng cho biết 500 thủy thủ trên tàu sân bay Charles De Gaulle đã xuất hiện những triệu chứng của bệnh COVID-19.

Trước đó, tàu sân bay Charles de Gaulle với 2.300 thành viên thủy thủ đoàn đã phải tạm ngừng sứ mệnh ở Biển Bắc để trở về nước sau khi phát hiện hàng chục trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trên tàu. HIện Pháp có 165.027 trường hợp mắc COVID-19 và 17.920 trường hợp tử vong.

Đức: Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức Jens Spahn ngày 17/4 cho biết sau 4 tuần áp dụng các biện pháp ứng phó, đến nay Đức đã có thể kiểm soát tốc độ lây lan dịch COVID-19.

Nga: Hôm nay 17/4 Nga ghi nhận thêm 4.069 ca bệnh COVID-19, đây cũng là mức tăng số ca bệnh cao nhất trong 24 giờ trước nay ở Nga, nâng tổng số người bệnh lên 32.007 người. Trước đó một ngày, ngày 16/4, số ca tăng thêm của Nga là 3.448.

Theo hãng tin Reuters, số ca nhiễm virus corona chủng mới ở Nga bắt đầu tăng mạnh tháng này, mặc dù ở những giai đoạn đầu tiên của dịch, số ca bệnh ở Nga thấp hơn nhiều so với các nước Tây Âu.

Indonesia: Tính đến ngày 17/4 Indonesia công bố có thêm 407 ca bệnh mới, nâng lên tổng số 5.923 ca, vượt qua Philippines trở thành nước có số ca bệnh COVID-19 đứng đầu ở Đông Nam Á.

Iran: Số ca tử vong ở Iran tăng thêm 89 ca trong 24 giờ qua, lên tổng cộng 4.958. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm hiện là 79.494, trong đó có 3.563 ca trong tình trạng nguy kịch.

Hàn Quốc:  Ngày 17/4 ghi nhận số ca nhiễm mới ngày thứ 5 liên tiếp duy trì ở mức trên dưới 30 với 22 ca mới phát hiện, nâng số ca nhiễm bệnh ở Hàn Quốc lên 10.635 người trong khi số ca tử vong là 230 (tăng thêm 1 ca). 

Nhật Bản: Tính đến sáng 17/4, tổng số bệnh nhân mắc bệnh là 10.009 người và tổng số ca tử vong tăng lên 203 người. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Sin-dô A-bê) cảnh báo việc giảm tiếp xúc giữa người dân hiện nay không đủ để ngăn chặn đà lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục ở trong nhà và tránh ra ngoài nếu không thực sự cần thiết.  Ông cũng thông báo chính phủ sẽ hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho người dân - với mức 100.000 yen (khoảng 930 USD) - và kế hoạch này đang được xúc tiến. 

Thái Lan: Ngày 17/4 xác nhận thêm 28 ca mắc mới và 1 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân mắc COVID-19 mới được công bố theo ngày tiếp tục duy trì xu hướng giảm ở mức hai con số kể từ sau ngày 8/4. Từ khi bùng phát dịch cho đến nay, quốc gia này đã ghi nhận tổng cộng 2.700 ca bệnh, trong đó có 47 ca tử vong. Theo thống kê, thủ đô Bangkok là địa phương có số bệnh nhân COVID-19 cao nhất, trong khi nhóm bệnh nhân đông nhất là những những người trong độ tuổi 20-29.

Nguồn: Tuổi trẻ

Diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Việt Nam: Tại Việt Nam có 268 trường hợp mắc COVID -19. Trong đó, tổng cộng 198 người đã được chữa khỏi. 16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1). 182 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 16/4) được chữa khỏi (giai đoạn 2)

Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 phát lúc 18h00 ngày 17/4 cho biết, đến thời điểm này không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào. Số ca mắc hiện vẫn là 268 ca. Như vậy đây là lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, tròn 36 giờ Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó: 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%. 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe cách ly: 69.054, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 324 (0%) người.

Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.549 (17%) người.

Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 57.172 (83%) người.

Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch Covid-19

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh điện đàm thúc đẩy thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Trung Quốc

Sáng nay (17/4/2020), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi điện đàm trực tiếp với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Nghế Nhạc Phong và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn nhằm tìm giải pháp khắc phục tình trạng ùn ứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực biên giới Việt - Trung và trao đổi biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương.

Nguồn: Tapchicongthuong
Tại buổi điện đàm, Bộ Công Thương đã đề xuất nhiều kiến nghị liên quan đến tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa giữa hai bên trong bối cảnh dịch bệnh, đặc biệt tại khu vực cửa khẩu biên giới. Về dài hạn, Bộ Công Thương cũng đề nghị phía Trung Quốc tăng cường mở cửa thị trường đối với nhiều loại nông sản thế mạnh của Việt Nam.

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi biện pháp đã được Bộ Công Thương triển khai kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc đến nay nhằm đảm bảo duy trì thông thương hàng hóa giữa hai nước.

Từ cuối tháng 3/2020, trước khi Trung Quốc có động thái tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh lây lan qua biên giới đất liền, Bộ Công Thương đã chủ động giao thiệp với Chính quyền Quảng Tây và Vân Nam nhằm đảm bảo hoạt động thương mại hai bên được thông suốt.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có Công thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Bí thư Quảng Tây và làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để đề nghị quan tâm tháo gỡ ách tắc cho giao thương hàng hóa giữa 2 bên.

Trước đó, ngay sau Tết Nguyên đán, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Y tế, các địa phương biên giới và phía Trung Quốc xây dựng và triển khai thành công cơ chế phối hợp giám sát y tế, phòng chống dịch bệnh đối với hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, trao đổi cư dân biên giới tại các cửa khẩu, cặp chợ biên giới giữa hai nước.

Quy trình này không những đảm bảo cho hoạt động thông thương hàng hóa Việt - Trung được duy trì thông suốt thời gian qua mà còn đảm bảo an toàn tuyệt đối về phòng chống dịch bệnh COVID-19 thời gian qua.

Nguồn: VITIC Tổng hợp