(VINANET) – Một báo cáo mới của ngân hàng ADB cho biết 48 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng nhu cầu năng lượng 67% từ năm 2010 đến năm 2035.

Nhu cầu này - do tăng trưởng kinh tế của khu vực và sự sung túc ngày càng tăng – sẽ chiếm hơn một nửa tiêu thụ của thế giới.

S. Chander, tư vấn cao cấp đặc biệt của bộ phận cơ sở hạ tần và quan hệ đối tác công tu tại ADB cho biết “ các nước này không thể đáp ứng tất cả nhu cầu điện khổng lồ của riêng mình, vì thế khu vực này phải tăng tốc kết nối mạng lưới điện và khí qua biên giới để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tận dụng năng lượng dư thừa”

Nhu cầu than trong khu vực tăng hơn 50% trong giai đoạn từ 2010 đến 2035, và gần 2% một năm, chủ yếu do Trung Quốc và sự phục hồi trong sử dụng tại đông nam Á do các nước tìm kiếm lựa chọn chi phí thấp để đa dạng hóa các nguồn cung cấp hiện có.

Một số thành viên trong đông nam Á ( gồm Indonesia, Philippines và Việt Nam) sẽ khuyến khích sử dụng than, đặc biệt trong ngành điện, để đa dạng hóa cấu trức cung cấp năng lượng và để tăng cường an ninh năng lượng.

ADB cũng dự đoán nhu cầu dầu tăng 2% một năm, dẫn dầu là ngành giao thông vận tải do các quốc gia giàu có Nam Á ngày càng mua ô tô nhiều hơn.

Tính riêng Ấn Độ, ADB dự đoán rằng 118 triệu sẽ lưu hành trên đường trong năm 2035, tăng từ mức chỉ 17 triệu xe trong năm 2010.

Khí tự nhiên được dự đoán tăng với tốc độ 4% trong cùng giai đoạn đó. Nhưng ADB cảnh báo tiếp tục lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch gây ra việc định giá lớn, an ninh năng lượng và thách thức môi trường với khí thải carbon dioxide của châu Á Thái Bình Dương gấp đôi vào năm 2035, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng của thế giới.

Nếu không làm giảm sự phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu dầu, việc sử dụng điện hiệu quả hơn và áp dụng những lựa chọn năng lượng xanh hơn, khu vực này sẽ thấy một sự phân chia năng lượng ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo, và các mối đe dọa ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu.

Peter Voser giám đốc điều hành tại Royal Dutch Shell cho biết “tốc độ thay đổi là gần như không thể tưởng tượng”. Ví dụ, kinh tế của Trung Quốc, đang thay đổi ở tốc độ 10 lần đến 100 lần quy mô của anh trong cuộc cách mạng công nghiệp.

Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm phần chính của nhu cầu năng lượng toàn cầu trong hai thập kỷ tới.