Tại miền Bắc giá tăng nhẹ
Giá lợn hơi tại Thái Bình tăng 1.000 đ/kg lên 43.000 đ/kg; Bắc Giang cũng tăng tương tự lên 43.000 đ/kg, có nơi lên tới 44.000 đ/kg; tại Phú Thọ tăng 1.000 đồng lên 41.000 đ/kg. Tại Vĩnh Phúc, lợn hơi được thu mua trong khoảng 41.000 - 42.000 đ/kg; các địa phương như Hưng Yên, Điện Biên, Nam Định ở mức 42.000 - 43.000 đ/kg; Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Ninh Bình... giá đạt khoảng 39.000 - 41.000 đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên có nơi tăng 3.000 – 4.000 đ/kg
Đắk Lắk là địa phương ghi nhận mức tăng 3.000 – 4.000 đ/kg, lên tới 36.000 - 37.000 đ/kg, mặc dù vậy, khu vực lợn dịch có nơi xuống còn 28.000 - 29.000 đ/kg; các địa phương còn lại, giá không có nhiều thay đổi so với tuần trước, dao động trong khoảng 30.000 - 41.000 đ/kg. Nhìn chung toàn khu vực, giá lợn hơi trung bình đạt khoảng 34.000 đ/kg.
Tại miền Nam tiếp tục tăng tại công ty chăn nuôi lớn
Sau 3 đợt điều chỉnh vào tuần trước, giá lợn hơi tại các công ty chăn nuôi lớn trong khu vực tiếp tục điều chỉnh tăng thêm 1.000 đ/kg lên 37.500 đ/kg, mặc dù vậy, tác động của điều này chưa được thể hiện rõ nét.
Tại Giồng Trôm, Bến Tre giá lợn hơi lên tới 36.000 - 37.000 đ/kg. Đồng Nai cũng có nơi đạt 35.000 đ/kg. Một số tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Phước, Cà Màu, Vũng Tàu đang ở mức 30.000 - 34.000 đ/kg; trong khi Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Tây Ninh, Tiền Giang, Hậu Giang... giá lợn hơi dưới 30.000 đ/kg, phổ biến 26.000 - 29.000 đ/kg.

Giá lợn hơi ngày 5/8/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

40.000-42.000

Giữ nguyên

Hải Dương

41.000-43.000

+1.000

Thái Bình

40.000-43.000

Giữ nguyên

Bắc Ninh

40.000-43.000

+1.000

Hà Nam

40.000-43.000

+1.000

Hưng Yên

40.000-43.000

+1.000

Nam Định

42.000-44.000

+1.000

Ninh Bình

40.000-42.000

+1.000

Hải Phòng

40.000-44.000

+2.000

Quảng Ninh

44.000-46.000

+1.000

Lào Cai

40.000-42.000

+1.000

Tuyên Quang

40.000-42.000

+1.000

Yên Bái

40.000-42.000

+1.000

Bắc Kạn

40.000-42.000

+1.000

Phú Thọ

40.000-42.000

+1.000

Thái Nguyên

40.000-42.000

+1.000

Bắc Giang

40.000-42.000

+1.000

Vĩnh Phúc

40.000-42.000

+1.000

Cao Bằng

43.000-46.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

40.000-41.000

+1.000

Sơn La

42.000-44.000

Giữ nguyên

Lai Châu

42.000-44.000

Giữ nguyên

Thanh Hóa

39.000-41.000

+1.000

Nghệ An

36.000-40.000

Giữ nguyên

Hà Tĩnh

35.000-39.000

+1.000

Quảng Bình

30.000-34.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

27.000-33.000

+1.000

TT-Huế

27.000-34.000

+1.000

Quảng Nam

28.000-34.000

Giữ nguyên

Quảng Ngãi

30.000-34.000

Giữ nguyên

Bình Định

28.000-34.000

Giữ nguyên

Phú Yên

32.000-35.000

Giữ nguyên

Khánh Hòa

32.000-36.000

Giữ nguyên

Bình Thuận

34.000-39.000

Giữ nguyên

Đắk Lắk

30.000-35.000

Giữ nguyên

Đắk Nông

29.000-35.000

Giữ nguyên

Lâm Đồng

31.000-34.000

Giữ nguyên

Gia Lai

32.000-35.000

Giữ nguyên

Đồng Nai

29.000-34.000

Giữ nguyên

TP.HCM

32.000-35.000

Giữ nguyên

Bình Dương

31.000-34.000

Giữ nguyên

Bình Phước

31.000-34.000

Giữ nguyên

BR-VT

30.000-34.000

Giữ nguyên

Long An

29.000-34.000

Giữ nguyên

Tiền Giang

29.000-33.000

+2.000

Bến Tre

28.000-34.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

28.000-31.000

+1.000

Cần Thơ

29.000-34.000

+1.000

Bạc Liêu

28.000-33.000

+1.000

Vĩnh Long

28.000-33.000

+1.000

An Giang

32.000-35.000

Giữ nguyên

Đồng Tháp

28.000-34.000

Giữ nguyên

Tây Ninh

29.000-33.000

Giữ nguyên

Giá lợn hơi dự báo tăng, Bộ NN&PTNT đưa ra loạt giải pháp nuôi lợn sau dịch
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) dự báo giá lợn hơi thời gian tới sẽ tăng do nguồn cung thịt không còn nhiều. Bộ NN&PTNT vừa đưa ra khuyến cáo các địa phương, nông hộ, cơ sở chăn nuôi... một số biện pháp kĩ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Theo đó, đối với chăn nuôi nông hộ cần kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Các hộ chăn nuôi cần có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi…).
Bộ NN&PTN khuyến cáo cần lối ra, vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi. Bên cạnh đó nên có ô chuồng nuôi cách li: nuôi lợn mới nhập hoặc nuôi lợn bị bệnh, có khu vực thu gom và xử lí chất thải.
Các hộ chăn nuôi nông hộ, nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống 0,8-1m) để giảm thiểu heo giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau; đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lí chất thải đảm bảo kín...
Đối với con giống, lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Cụ thể, với lợn nhập từ ngoài tỉnh phải có giấy kiểm dịch. Trước khi nhập đàn, nuôi cách li ít nhất 2 tuần. Về thức ăn chăn nuôi, sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn.
Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lí nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới.
Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn. Và nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn.
Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn vào nuôi. Trong trường hợp chuồng bị dịch, nếu tái đàn nên để trống chuồng ít nhất 30 ngày và được sự đồng ý của chính quyền địa phương...
Đối với chăn nuôi trang trại, Bộ NN&PTNT khuyến cáo cần có hồ sơ theo dõi đàn lợn về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị. Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn. Có quy trình phòng bệnh phù hợp cho các đối tượng lợn và thực hiện đúng quy trình.
Trang trại chăn nuôi lợn phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi. Chủ trang trại phải tổ chức kiểm tra việc thực hiện an toàn sinh học định kỳ...
Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cũng cần sử dụng chế phẩm sinh học trong thức ăn cho lợn. Cụ thể, ở giai đoạn 1 (lợn có khối lượng dưới 20 kg) thì cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn. Bổ sung chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Giai đoạn 2 (lợn có khối lượng từ 20kg trở lên) có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn. Thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu thông dụng, sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật (ngoại trừ bột cá).
Trước khi chế biến, cơ sở cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho lợn...
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet