Theo đó, tổ chức cũng có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng nếu gửi, chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa: vật phẩm, hàng hóa từ Việt Nam đi các nước cấm xuất khẩu/nhập khẩu; vật phẩm, hàng hóa cấm sử dụng hoặc cấm lưu thông; vật phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường bưu chính.
Hành vi gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển hoặc phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi cung ứng dịch vụ bưu chính nhưng không có giấy phép; mua bán, cầm cố Giấy phép bưu chính hoặc cho thuê, cho mượn Giấy phép bưu chính; chuyển nhượng Giấy phép bưu chính trái pháp luật. Ngoài ra, hành vi mua bán, cầm cố Giấy phép bưu chính còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép bưu chính từ 01 tháng đến 03 tháng. Bóc mở bưu gửi trái pháp luật hay tráo đổi nội dung bưu gửi cũng bị phạt 20 – 30 triệu đồng.
Ở mức phạt cao hơn 30 – 40 triệu đồng, là một trong các hành vi lợi dụng việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính; cản trở trái pháp luật hoạt động bưu chính.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/4/2020.
Xem chi tiết Nghị định 15/2020/NĐ-CP tại đây.

Nguồn: VITIC