Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 330,67 điểm hôm 19/3/2020, giảm 0,79% tương đương 2,64 điểm so với chỉ số trước đó hôm 18/3/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 321,13 điểm, tăng 0,01% tương đương 0,04 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 332,47 điểm, giảm 0,94% tương đương 3,15 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 20/3/2020 tăng 4,1% do kỳ vọng Bắc Kinh sẽ thực hiện nhiều biện pháp kích thích hơn nữa, bao gồm tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng, để thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona.
Các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu thép tại Trung Quốc hồi phục, chiếm hơn 1/2 sản lượng nguyên liệu sản xuất và xây dựng toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép.
Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 4,1% lên 689 CNY (97,03 USD)/tấn và có tuần tăng.
Trung Quốc dự kiến sẽ giải phóng hàng nghìn tỉ CNY kích thích tài khóa để vực dậy nền kinh tế dự kiến sẽ giảm lần đầu tiên trong 4 thập kỷ, trong bối cảnh đại dịch corona, trong khi mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch có thể bị cắt giảm.
Việc thúc đẩy chi tiêu sẽ nhắm tới việc thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, với trị giá 2,8 nghìn tỉ CNY (394 tỉ USD) trái phiếu đặc biệt của chính phủ địa phương.
Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng bất chấp thông tin công ty khai thác Vale Brazil có thể tiếp tục hoạt động tại Teluk Rubiah, Malaysia sau đánh giá rủi ro virus corona.
Giá quặng sắt trên sàn Singapore giảm 1,2%.
Trung Quốc giữ lãi suất cho vay ổn định, bất chấp kỳ vọng giảm chi phí vay sau khi ngân hàng trung ương tuần trước cắt giảm lượng dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng thương mại nắm giữ.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 1,7%, trong khi giá thép cuộn cán nóng tăng 0,3% và thép không gỉ tăng 1,1%.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc không thay đổi song giá than cốc tăng 0,8%.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay ở mức 90 USD/tấn, giảm từ mức cao nhất 3 tuần (92,5 USD/tấn), công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Tồn trữ các sản phẩm thép lớn bao gồm thanh cốt thép và thép cuộn cán nóng bởi các thương nhân tại 35 thành phố Trung Quốc giảm 628.700 tấn tương đương 2,4% xuống 25,4 triệu tấn giai đoạn 13-19/3/2020, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Các thông tin khác:
Thép phế liệu: Thống kê từ Hải quan Đài Loan (TQ, tổng nhập khẩu thép phế liệu trong tháng 2/2020 đạt 341.000 tấn, tăng 141% so với tháng 2/2019.
Trong số đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,7 tỉ NTD. Các thị trường chủ yếu là Mỹ đạt 139.000 tấn và Nhật Bản đạt 138.000 tấn.
Thép không gỉ: Tổng nhập khẩu thép không gỉ của Đài Loan trong tháng 2/2020 đạt 89.000 tấn, tăng 58% so với tháng 2/2019 và 32% so với tháng 1/2020.
Trong số đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 5,7 tỉ NTD. Tỉ lệ thép cuộn không gỉ cán nóng (HRC) và thép cuộn không gỉ cán nguội (CRC) là 4:6.
Xuất khẩu thép không gỉ trong tháng 2/2020 đạt 103.000 tấn, tăng 28% so với tháng 2/2019 và 13% so với tháng 1/2020.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỉ NTD, tỉ lệ thép HRC và thép CRC là 3:7.
Thép tấm mạ kẽm nhúng nóng: Tổng nhập khẩu thép tấm mạ kẽm nhúng nóng trong tháng 2/2020 đạt 16.660 tấn, tăng 70% so với tháng 2/2019 và tăng 230% so với tháng 1/2020.
Trong số đó, thị trường cung cấp chủ yếu là Nhật Bản đạt 14.060 tấn, Trung Quốc đạt 2.290 tấn và Thái Lan đạt 270 tấn. Kim ngạch nhập khẩu thép tấm mạ kẽm nhúng nóng đạt 374 triệu NTD.
Xuất khẩu thép tấm mạ kẽm nhúng nóng của Đài Loan trong tháng 2/2020 đạt 60.770 tấn, giảm 13% so với tháng 2/2019 song tăng 6% so với tháng 1/2020.
Thị trường chủ yếu là Malaysia đạt 10.560 tấn, Thái Lan đạt 9.080 tấn và Trung Quốc đạt 8.970 tấn.
Kim ngạch nhập khẩu thép tấm mạ kẽm nhúng nóng đạt 1,2 tỉ NTD.

Nguồn: VITIC/Reuters